Lê Hữu Thịnh

Cho tam giác ABC. Dựng ra ngoài tam giác này các tam giác đều ABD, BCE, CAF. Chứng minh rằng trọng tâm của tam giác DEF trùng với trọng tâm của tam giác ABC.

Kiệt Nguyễn
27 tháng 9 2020 lúc 9:02

Vẽ hình bình hành DAFH.

Gọi N là giao điểm của hai đường chéo DF và AH, M là giao điểm của EH và BC

Ta có NA = NH, ND = NF

Ta đặt ^ADH = ^AFH = \(\alpha\)thì ^BDH = ^HFC = \(\alpha\)+ 600

^DAF = 1800 -\(\alpha\)

^BAC = 3600 - ^BAD - ^CAF - ^DAF = 3600 - 600 - 600 - (1800 - \(\alpha\)) = \(\alpha\)+ 600

\(\Delta\)BDH và \(\Delta\)HFC có: BD = HF (= AD); ^BDH = ^HFC (cmt); DH = FC (= AF)

Do đó \(\Delta\)BDH = \(\Delta\)HFC (c.g.c) => HB = HC                                                           (1)

Chứng minh tương tự, ta được \(\Delta\)BAC = \(\Delta\)HFC (c.g.c) => BC = HC                   (2)

Từ (1) và (2) suy ra HB = HC = BC

Tứ giác BHCE có các cặp cạnh đối bằng nhau  (cùng bằng BC) nên là hình bình hành => MB = MC và MH = ME

Xét ∆AEH có AM và AN là hai đường trung tuyến nên giao điểm G của chúng là trọng tâm => EG = 2/3EN và AG = 2/3AM.Xét ∆ABC có AM là đường trung tuyến mà AG = 2/3AM nên G là trọng tâm của ∆ABCXét ∆EDF có EN là đường trung tuyến mà EG = 2/3EN nên G là trọng tâm của∆EDF

Vậy ∆ABC và ∆EDF có cùng trọng tâm G

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Inequalities
27 tháng 9 2020 lúc 10:17

Dòng 12 là EN chứ ko pk AN nha, đánh nhầm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Hà Lan
Xem chi tiết
Minh
Xem chi tiết
Lã Nguyễn Gia Hy
Xem chi tiết
Lã Nguyễn Gia Hy
Xem chi tiết
Lã Nguyễn Gia Hy
Xem chi tiết
Lê Phương Nhung
Xem chi tiết
caothien hieu
Xem chi tiết
Như
Xem chi tiết
dsfdsf
Xem chi tiết