Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tình Nguyễn Thị

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao BH. Trên đáy BC lấy điểm M, vẽ MD⊥AB , ME⊥AC, MF⊥BH.

 

a. Chứng minh ME=FH

 

b, Chứng minh tam giác DBM= tam giác FMB

 

c, Chứng minh khi M chạy trên BC thì tổng MD+ME có giá trị không đổi.

 

d, Trên tia đối của tia CA lấy điểm K sao cho KC=EH. Chứng minh rằng trung điểm của KD nằm trên cạnh BC. 

Làm theo cách lớp 7 nhá :))

Đinh Hoàng Long
28 tháng 5 2020 lúc 11:23

  A B C E H F D M N K O

a, Xét hình tứ giác MEHF. Ta có các góc \(\widehat{MFH}\)\(\widehat{FHE}\),\(\widehat{H}EM\)là góc vuông .Vì vậy MEHF là hình chữ nhật. Suy ra ME=FH

b, Tam giác DBM và FMB là tam giác vuông có chung cạch huyền BM. Vì vậy để chứng minh 2 tam giác bằng nhau ta chỉ cần chứng mình góc \(\widehat{DBM}\)\(\widehat{BMF}\)

Thật vậy, theo đề FM//AC=> \(\widehat{BMF}\)=\(\widehat{BCA}\)

Mặt khác \(\Delta ABC\)cân tại A nên \(\widehat{BCA}\)\(\widehat{DBM}\)

Do vậy góc \(\widehat{DBM}\)\(\widehat{BMF}\)hay:\(\Delta DBM\)=\(\Delta FMB\)

c. Do \(\Delta DBM\)=\(\Delta FMB\), nên MD = BF.

Đồng thời MFHE là hình chữ nhật nên ME=FH.

Suy ra: MD+ME=BF+FH=BH=const

d. Gọi N là giao điểm của DK và BC. Kẽ đường thẳng từ D song song với AC cắt BC tại O.

Xét \(\Delta NDO\)và \(\Delta NKC\)

Có DO//CK vì vậy \(\widehat{DON}\)=\(\widehat{NCK}\)và \(\widehat{ODN}\)=\(\widehat{CKN}\)

Đồng thời tam giác \(\Delta BDO\)cân tại D, nên BD=DO.

BD=MF do 2 tam giác\(\Delta DBM\)=\(\Delta FMB\)

FM=HE do MEHF là hình chữ nhật,

Theo đề CK=HE nên CK=DO. Suy ra  \(\Delta NDO\)\(\Delta NKC\). Vậy DN=ND hay N là trung điểm của DK

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Nghiem Duc Khang
Xem chi tiết
OoO Hoàng Tử Lạnh Lùng O...
Xem chi tiết
nguyen khanh ly
Xem chi tiết
Trần Mạnh Duy 1
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Huyền Anh
Xem chi tiết
Lê Thủy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Triều Vỹ
Xem chi tiết
Edogawa Conan
Xem chi tiết