Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thùy Dương

Cho tam giác ABC (AB>AC) có 3 góc nhọn nội tiếp đường tròn tâm O. Gọi H là giao điểm ba đường cao BD, CE, A F của tg ABC. 

a.

b.

c. Vẽ đường kính AI của (O). Gọi K là điểm đối xứng với H qua BC. Chứng minh IK//BC

 

Mạnh Lê
26 tháng 4 2018 lúc 17:28

Nhắc lại kiến thức 

2 điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng thì đường thẳng ấy là đường trung trực của đoạn thẳng nối 2 điểm đó.

+ Cách tư duy: K là điểm đối xứng của H qua BC => BC phải là đường trung trực của đoạn HK tức là BC vuông góc với HK tại trung điểm của đoạn HK. Mà AF là đường cao của tam giác ABC => AF \(\perp\)BC tại F => Nếu K là điểm đối xứng của H qua BC thì K phải thuộc đường thẳng AF và F phải là trung điểm của HK. 

Bạn giả sử IK || BC, vì BC vuông góc với AF (gt) => IK vuông góc với AF => K thuộc đường tròn đường kính IA (hay chính là K thuộc đường tròn (O)). Bài toán bây giờ trở thành bạn đi chứng minh K thuộc (O) là enter :)))

+ Cách chứng minh: Kéo dài AF cắt đường tròn (O) tại điểm M, và bây giờ đi chứng minh K trùng M

Giải:

Kéo dài AF cắt (O) tại M 

ta có \(\widehat{BAM}=\widehat{BCM}\)(cùng = \(\frac{1}{2}sđ\widebat{BM}\)) (1)

lại có: \(\widehat{BAM}=\widehat{BCE}\)cùng phụ với góc \(\widehat{B}\)(2)

Từ (1) và (2) => BC là đường phân giác của góc \(\widehat{HCM}\)

Xét tam giác HCM có BC vừa là đường cao vừa là đg phân giác => HCM là tam giác cân tại C => BC là đường trung trực của đoạn HM => M là điểm đối xứng của H qua BC => M trùng với K => K thuộc đường tròn (O) 

Ta có \(\widehat{AKI}=90^o\)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) => IK \(\perp\)AK mà BC \(\perp\)AK (do AK là đường cao) => IK//BC (2 đg thẳng cùng vuông góc với 1 đường thẳng thì chúng song song với nhau) => ĐPCM


Các câu hỏi tương tự
phuong linh
Xem chi tiết
Đinh phạm bao
Xem chi tiết
Phuc_MiLO
Xem chi tiết
Yến Bùi Đoàn Hải
Xem chi tiết
Vân Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
hatsune miku
Xem chi tiết
Maji Soko
Xem chi tiết
Hà Thiên Phúc
Xem chi tiết