Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huynh Thuy Tuong Vy

cho tam giác ABC ( AB<AC) có 3 góc nhọn. Đường tròn tâm O đường kính BC cắt các cạnh AC,AB lần lượt tại E,F. Gọi H là giao điểm của BE và CF. D là giao điểm của AH và BC

a) C/m: AD vuông góc BC và AH.AD=AE.AC\

b)C/m: EFDO là tứ giác nội tiếp

c) Trên tia đối của tia DE lấy điểm L sao cho DL=DF. Tính số đo góc BLC

Phạm Lê Xuân Yến
25 tháng 5 2016 lúc 16:51

a) Ta có BFC = 90* ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn )

=> AB vuông góc CF

BEC = 90* ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn )

=> AC vuông góc BE

Tam giác ABC có BE, CF là đường cao ( AB vuông góc CF tại F và AC vuông góc BE tại E )

Mà BE và CF cắt nhau tại H 

Suy ra H là trực tâm tam giác ABC

=> AH vuông góc BC tại D

                 AH . AD = AE . AC

Xét tam giác AHE và ADC

AEH = ADC = 90*

góc A : góc chung

Vậy tam giác AEH đồng dạng tam giác ADC

=> \(\frac{AE}{AD}\)=\(\frac{AH}{AC}\)

=> AE . AC = AD . AH

b) Gợi ý nhé bạn

Ta chứng minh tứ giác BFHD nội tiếp 

=> DFH = HBD 

Mà HBD = CFE ( cùng chắn CE )

Nên DFH = CFE 

=> FC là phân giác góc EFD 

=> DFE = 2 CFE

Mà EOC = 2 CFE ( góc ở tâm và góc nội tiếp cùng chắn cung CE )

Suy ra DFE = EOC

=> Tứ giác EODF nội tiếp ( góc trong = góc đối ngoài )

c) Tứ giác EODF nội tiếp 

=> EDF = EOF 

Mà EOF = 2 ECF ( góc ở tâm và góc nội tiếp cùng chắn EF )

Nên EDF = 2 ECF

Tam giác DFL cân tại D 

=> EDF = 2 FLD = 2 FLE

Mà EDF = 2 ECF (cmt) 

Nên FLE = ECF 

=> Tứ giác EFCL nội tiếp

Mà tam giác CEF nội tiếp (O)

=> L thuộc (O)

Tam giác BLC nội tiếp (O). Có BC là đường kính 

Suy ra tg BLC vuông tại L

=> BLC = 90*


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Xuân Sáng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Thơ
Xem chi tiết
Thuu Thảoo
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
tuyennguyen12345_
Xem chi tiết
phan tuấn anh
Xem chi tiết
hien vu
Xem chi tiết