A là chất khí dùng để sát khuẩn nước sinh hoạt → A: Cl2
B là chất được dùng nhiều trong chế biến thực phẩm và A là Cl2 => B: NaCl
C là nguyên liệu sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa → C: NaOH
E là khí gây hiệu ứng nhà kính → E: CO2
A là chất khí dùng để sát khuẩn nước sinh hoạt → A: Cl2
B là chất được dùng nhiều trong chế biến thực phẩm và A là Cl2 => B: NaCl
C là nguyên liệu sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa → C: NaOH
E là khí gây hiệu ứng nhà kính → E: CO2
Ở nhiệt độ phòng, hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon A và lượng dư hiđro có tỉ khối so với H2 là 3,375. Khi cho X qua Ni đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 4,5.
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của các chất có trong X.
Nếu cho X qua Pd/BaSO4 đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z. Trong Z chỉ có hai chất khí là B và hiđro.
c) Viết phương trình phản ứng tạo thành B trên. Tính tỉ khối của Z so với hiđro.
d) B có thể cho phản ứng polime hóa. Viết phương trình phản ứng này.
Hợp chất B cho phản ứng với Cl2 ở 500 tạo thành C (có chứa 46,4% khối lượng Cl). C phản ứng với dung dịch NaOH loãng thu được D. Cho D phản ứng với nước và Cl2 thu được E (có chứa 32,1% khối lượng Cl). Sau cùng E phản ứng với dung dịch NaOH loãng thu được F.
e) Viết công thức cấu tạo của các chất từ B đến F và viết các phương trình hóa học xảy ra
Cho 5 hợp chất hữu cơ A, B, C, D và E là các đồng phân của nhau (chỉ chứa C, H và O), trong đó cacbon chiếm 55,8% và có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 170 g/mol.
(a) Xác định công thức phân tử chung của A, B, C, D và E.
Trong 5 chất, chỉ có 2 hợp chất A và B cho phản ứng với dung dịch NaHCO3 (có sủi bọt khí), cả A và B đều có nhóm CH3, nhưng hợp chất B có đồng phân cis/trans.
Cho từng chất C, D và E phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó trung hòa bằng dung dịch HCl, từ C thu được các chất hữu cơ F và G, từ D thu được các chất hữu cơ H và I, từ E thu được các chất hữu cơ K và L. Trong đó G là hợp chất không bền và chuyển hóa ngay thành G’ (G và G’ có cùng công thức phân tử). Cho biết F, H và K cũng cho phản ứng với dung dịch NaHCO3. Khi oxy hóa bằng H2CrO4, hợp chất G’ chuyển hóa thành F và hợp chất L chuyển hóa thành H. Phản ứng của H với bạc nitrat trong amoniac chỉ tạo thành các chất vô cơ.
(b) Xác định công thức cấu tạo của các chất và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Cho biết trong các phản ứng trên crôm chuyển hóa thành H2CrO3.
(c) Viết phương trình phản ứng polime hóa của A và C.
(d) Một trong hai polime thu được trong câu (c) tan dễ trong dung dịch NaOH nguội, polime còn lại không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH nóng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và giải thích vì sao có sự khác biệt trên.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
a) Xác định các chất X, Y, Z, A, B, D, E, F biết rằng:
- X là đơn chất của phi kim T, còn Y, Z là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch của Y làm quỳ tím chuyển đỏ. Z là muối Kali trong đó Kali chiếm 52,35% về khối lượng.
- Từ D có thể tạo thành A bằng phản ứng với oxi xúc tác men giấm.
b) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra ( ghi rõ điều kiện nếu có).
Hình bên là bộ dụng cụ dùng để điều chế một số khí trong phòng thí nghiệm.
(a) Khí C nào trong số các khí sau: H2, C2H2, SO2, Cl2, CO và HCl có thể được điều chế bằng bộ dụng cụ bên?
(b) Hãy chọn các chất A và B tương ứng để điều chế các khí C được chọn và viết các phương trình hóa học tương ứng.
Trong phòng thí nghiệm, khí Cl2 được điều chế theo sơ đồ thí nghiệm sau:
Từ sơ đồ thí nghiệm trên, hãy:
– Xác định các dung dịch A, C, D và chất rắn B.
– Cho biết vai trò của dung dịch C và bông tẩm dung dịch D.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 1. Khí gây ra hiệu ứng nhà kính là
A. H2. B. SO2. C. CO2. D. O2.
Câu 2: Khí CO2 được dùng làm
A. chất chữa cháy. B. chất khử.
C. chất bảo quản thực phẩm. D. Cả A và C.
Câu 3. Chất nào sau đây có tham gia phản ứng cộng?
A. Metan. | B. Etilen. |
C. Axetilen. | D. Cả B và C đều đúng. |
Câu 4. Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm:
A. 8 chu kỳ, 7 nhóm. B. 7 chu kỳ, 8 nhóm.
C. 8 chu kỳ, 8 nhóm. D. 7 chu kỳ, 7 nhóm.
Câu 5: Bảng tuần hoàn các NTHH được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều từ kim loại đến phi kim.
B. Theo chiều số electron ngoài cùng tăng dần.
C. Theo chiều khối lượng hạt nhân nguyên tử tăng dần.
D. Theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
Câu 6 : Dãy các chất là hợp chất hữu cơ
A. C6H6 ; C2H5OH ; CaSO4. B. C2H4 ; CO ; CO2.
C. CH4 ; C2H4 ; C2H2. D. CH3COONa ; Na2CO3 ; CaC2.
Câu 7: Cấu tạo phân tử metan gồm:
A. 1 liên kết ba và 2 liên kết đơn. | B. 1 liên kết đôi và 4 liên kết đơn |
C. 4 liên kết đơn. | D. 3 liên kết đơn xen kẽ ba liên kết đôi |
Câu 8: Nhận biết cacbon dioxit (CO2) bằng cách sục khí vào
A. nước vôi trong Ca(OH)2. | B. dung dịch HCl. |
C. nước cất. | D. dung dịch NaOH. |
Câu 9: Sục 4,48 lit CO2 ở đktc vào dung dịch nước vôi trong, thu được kết tủa Canxi cacbonat (CaCO3). Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 20g. | B. 40g. | C. 10,2g. | 20,4g. |
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí etilen. Thể tích khí CO2 thu được sau phản ứng là bao nhiêu? Biết thể tích các khí đo ở đktc.
A. 11,2l. | B. 2,24l. | C. 3,36l. | D. 4,48l. |
Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D và viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo thu gọn đối với hợp chất hữu cơ) để thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
Chất béo tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối của axit béo (xà phòng) và glixerol (phản ứng xà phòng hóa):
a) Viết phương trình hoá học xà phòng hóa chất béo có công thức là \(\left(C_{17}H_{33}COO\right)_3C_3H_5\) ?
b) Để điều chế được 10kg xà phòng bánh loại 72% là \(C_{17}H_{33}COONa\) thì phải lấy bao nhiêu kg chất béo và bao nhiêu kg natri hiđroxit (không có sự hao phí trong sản xuất)?
Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A. CaO, B. BaO, C. Na2O D. SO3.
Câu 2: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A. CO2 B. O2 C. N2 D. H2
Câu 3: Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước
A. CuO, SO3, Na2O. B. MgO, N2O5, K2O
C. CO, BaO, FeO. D. SO3, CO2, BaO.
Câu 4: Công thức hoá học của sắt oxit, biết Fe(III) là:
A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Fe3O2.
Câu 5: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4
A.Fe, Mg, Al B. Fe, Cu, Al C. C, Mg, Fe D. Ag, Cu, Mg
Câu 6: Nhôm, sắt không tác dụng được với chất nào sau đây
A. Axit H2SO4 đặc, nguội. B. Nitơ.
C. Khí oxi. D. Khí Clo.
Câu 7: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố
A. Cacbon B. Photpho C. Lưu huỳnh D. Silic
Câu 8: Trong hợp chất của lưu huỳnh hàm lượng lưu huỳnh chiếm 50% . Hợp chất đó có công thức là:
A.SO3. B. H2SO4. C. CuS. D. SO2.
Câu 9: Phản ứng giữa dung dịch axit HCl và dung dịch KOH là phản ứng
A. hóa hợp B. trung hòa C. thế D. phân hủy
Câu 10: Sau khi làm thí nghiệm có những khí độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. Nước vôi trong. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaCl. D. Nước.
Câu 11: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X, cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl cũng được muối X. Kim loại M có thể là
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 12: Bazơ nào sau đây dễ bị nhiệt phân hủy
A. KOH. B. Cu(OH)2. C. Ca(OH)2. D. LiOH.
Câu 13: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm:
A. Trên 2%. B. Dưới 2% . C. Từ 2% đến 5% . D. Trên 5%.
Câu 14: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần
A. K, Na, Cu, Mg, Al B. K, Na, Mg, Zn, Cu
C. Na, Cu, Mg, Al, K D. Cu, Fe, Zn, Al, Mg
Câu 15: Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:
A.Mg. B. Cu. C. Fe. D. Au
Giúp em với ạ. Em cảm ơn nhiều ạ