Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Incursion_03

Cho (O;R) và điểm I cố định nằm trong đường tròn (OI=d<R) , AC và BD là 2 dây cung vuông góc với nhau tại I

a, CMR: \(AB^2+CD^2=AD^2+BC^2=4R^2\)

b, Tính tổng bình phương 4 cạnh và tính tổng bình phương 2 đường chéo của tứ giác ABCD theo R và d

c, Gọi M , N là trung điểm AB và CD . CMR: \(IM\perp CD\)và \(IN\perp AB\)

d, CMR: Tứ giác OMIN là hình bình hành

e, CMR: Khi 2 dây cung AC và BD thay đổi và vuông góc với nhau tại I thì MN luôn đi qua 1 điểm cố định

Nguyễn Tất Đạt
4 tháng 2 2019 lúc 20:22

O A C B D I M N E F P H

a) Kẻ đường kính DP của (O), ta có: BD vuông góc BP. Mà BD vuông góc AC nên BP // AC

=> (AP = (BC => (AB = (CP => AB = CP => AB2 + CD2 = CP2 + CD2 = DP2 = 4R2 (ĐL Pytagore)

Tương tự: AD2 + BC2 = 4R2 => ĐPCM.

b) Ta có: AB2 + BC2 + CD2 + DA2 = 4R2 + 4R2 = 8R2 

Ta lại có: AC2 + BD2 = IA2 + IB2 + IC2 + ID2 + 2.IB.ID + 2.IA.IC = AB2 + CD2 + 4.IE.IF

= 4R2 + 4(R+d)(R-d) = 4R2 + 4R2 - 4d2 = 8R2 - 4d2 

c) Gọi tia NI cắt AB tại H. Dễ thấy: ^BIH = ^NID = ^NDI = ^IAB = 900 - ^IBA => IN vuông góc AB.

C/m tương tự, ta có: IM vuông góc CD => ĐPCM.

d) Đường tròn (O): Dây AB, M trung điểm AB => OM vuông góc AB. Mà AB vuông góc IN => OM // IN

Tương tự ON // IM. Do đó: Tứ giác OMIN là hình bình hành (đpcm).

e) Vì tứ giác OMIN là hình bình hành nên MN đi qua trung điểm OI. Mà OI cố định NÊN trung điểm của OI cũng cố định nên ta có đpcm.

Incursion_03
4 tháng 2 2019 lúc 20:26

Chậc -_- bài này mình làm được lâu rồi bạn à :V Nhưng cũng cảm ơn , tớ nhờ cậu bài khác mà :(


Các câu hỏi tương tự
you know
Xem chi tiết
buileanhtrung
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Đinh Tịnh Trí
Xem chi tiết
Lưu Hoàng Bảo Hân
Xem chi tiết
trường nguyễn mạnh
Xem chi tiết
REAPER GAMER
Xem chi tiết
Phương Thảo Đào
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Trang
Xem chi tiết