Cho một vật nhỏ khối lượng 500g trượt xuống một rãnh cong tròn bán kính 20cm. Ma sát giữa vật và mặt rãnh là không đáng kể. Nếu vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng không ở vị trí ngang với tâm của rãnh tròn thì vận tốc ở đáy rãnh là. Lấy g = 10 m / s 2
A. 2m/s
B. 2,5m/s
C. 4 m/s
D. 6m/s
Một vật nhỏ khối lượng 500g trượt xuống một rãnh cong tròn bán kính 20cm. Ma sát giữa vật và mặt rãnh là không đáng kể. Nếu vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng không ở vị trí ngang với tâm của rãnh tròn thì vận tốc ở đáy rãnh là. Lấy g = 10m/s2.
A. 2m/s
B. 2,5m/s
C. 4 m/s
D. 6m/s
Một vật trượt không ma sát trên một rãnh có dạng như hình vẽ, từ độ cao h=5R ( với R là bán kính vòng tròn)so với mặt phẳng nằm ngang và không có vận tốc đầu. Tính: a. Vận tốc của vật tại điểm thấp nhất. b. Vận tốc tại thời điểm cao nhất của vật tại điểm cao nhất.
Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là \(30^o\). Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/\(s^2\). Tính vận tốc của vật ở chân dốc?
Một vật khối lượng 2kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang.Khi tác dụng một lực có độ lớn là 1N theo phương ngang vật bắt đầu trượt trên mặt phẳng nằm ngang
a. Tính vận tốc của vật sau 4s. Xem lực ma sát là không đáng kể.
b. Thật ra, sau khi đi được 8m kể từ lúc đứng yên, vật dạt được vận tốc 2m/s. Tính gia tốc chuyển động, lực ma sát và hệ số ma sát. Lấy g = 10 m / s 2 .
Trên một tấm ván đủ dài, khối lượng M = 450g, đặt một vật nhỏ khối lượng m = 300g. Ban đầu M đang đứng yên trên một mặt ngang nhẵn, truyền cho vật m một vận tốc ban đầu v0 = 3 m/s theo phương ngang (hình vẽ). Biết m trượt trên M với hệ số ma sát μ = 0,2. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Quãng đường m trượt được trên M bằng
A. 1,35 m
B. 3,15 m
C. 1,53m
D. 5,13m
Trên mặt phẳng ngang có một bán cầu khối lượng m. Từ điểm cao nhất của bán cầu có một vật nhỏ khối lượng m trượt không vận tốc đầu xuống. Ma sát giữa vật nhỏ và bán cầu có thể bỏ qua, bán cầu được giữ đứng yên, gọi α là góc giữa phương thẳng đứng và bán kính véc tơ nối tâm bán cầu với vật (hình bên). Khi vật bắt đầu rơi bán cầu thì giá trị góc α là
A. α ≈ 38 °
B. α ≈ 28 °
C. α ≈ 48 °
D. α ≈ 58 °
Cho một bàn tròn có bán kính 80 cm. Lấy một vật có khối lượng 100g đặt lên mép bàn tròn. Khi bàn tròn quay quanh một trục thẳng qua tâm bàn thì thấy vật quay đều theo bàn với vận tốc v = 2 m / s . Xác định hệ số ma giữa vật và bàn tròn để vật không trượt
Cho một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc 25m/s trên mặt phẳng nằm ngang thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50m, cao 14m và hệ số ma sát giữa vật và dốc là m = 0,25. Lấy g=10m/ s 2 . Vật có lên hết dốc không. Nếu có vận tốc của vật ở đỉnh dốc và thời gian lên hết dốc lần lượt là:
A. Vật đi hết dốc 8,25m/s; 2,34s
B. Vật đi hết dốc 10,25m/s; 2,84s
C. Vật đi hết dốc 7,25m/s; 4,84s
D. Vật đi hết dốc 9,25m/s; 4,84s