Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dam Minh Nhat

Cho minh hoi nguon goc lich su cua non la la gi ?

Ngọc Hân
27 tháng 11 2019 lúc 21:27

Từ Việt Nam bạn nhé

Khách vãng lai đã xóa
๖²⁴ʱ๖ۣۜGà ๖ۣۜNɠố༉
27 tháng 11 2019 lúc 21:27

Bạn có thể tra wed nhé

Mình có tra wed rồi và nó kiểu này nè

Nguồn gốc của chiếc nón là câu chuyện kể về một phụ nữ cao lớn, bà luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc hình tròn. ... Nhưng qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, chiếc nón lá đã trở thành một một biểu tượng của nhiều làng nghề truyền thống.

Bạn vô đây nhé:https://www.google.com/search?client=piriform&q=ngu%E1%BB%93n+g%E1%BB%91c+l%E1%BB%8Bch+s%E1%BB%AD+c%E1%BB%A7a+n%C3%B3n+l%C3%A1

<để mình gửi>

Khách vãng lai đã xóa
๖²⁴ʱ๖ۣۜGà ๖ۣۜNɠố༉
27 tháng 11 2019 lúc 21:30

mình tìm đc 1 bài nek

Bạn có thể vô wed này xem nhé:

http://review.siu.edu.vn/di-san/non-la-net-dac-trung-cua-nguoi-viet/266/4206

<đã gửi>

Nón lá là hình ảnh thân thuộc của người phụ nữ Việt Nam tuy mộc mạc, mong manh, lam lũ nhưng không kém phần duyên dáng.



Ảnh: reisennachasien.com

Không chỉ là vật che mưa, che nắng, chiếc nón lá chứa đựng kho tàng lịch sử của nền văn minh lúa nước của người Việt. Nguồn gốc của chiếc nón là câu chuyện kể về một phụ nữ cao lớn, bà luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào người xuất hiện, những đám mây tan biến nhanh và thời tiết trở nên thuận lợi. Sau khi dạy người dân trồng lúa và những loại cây lương thực, vị nữ thần này biến mất. Người Việt biết ơn và đã xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ công ơn của nữ thần.

Người Việt xưa đã cố gắng tạo ra một mô hình chiếc nón tương tự của nữ thần bằng cách xâu những lá cọ lại với nhau và bây giờ nó được gọi là nón lá. Hình ảnh nón lá đã trở nên quá gần gũi và thân thuộc với người nông dân trên những cánh đồng.

Nón lá được làm từ những nguyên liệu đơn giản và sẵn có như lá cọ, lá nón, tre... Nhưng qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, chiếc nón lá đã trở thành một một biểu tượng của nhiều làng nghề truyền thống. Làng Chương là làng nghề làm nón nổi tiếng trong nhiều thế kỷ qua. Ngoài ra, nón bài thơ là một sản phẩm nón lá nổi tiếng ở Huế khi có hình vẽ phong cảnh và lời thơ.



Nón lá Huế - Ảnh: mytour.v

Nón lá có nhiều biến thể từ phiên bản ban đầu sau khi xuất hiện lần đầu tiên hơn 3.000 năm trước. Nhiều loại nón phổ biến như nón ba tầm hay nón quai thao có hình dạng phẳng và tròn, đường kính khoảng 1 mét, với dây đeo ở cằm. Nón quai thao là một phụ kiện quan trọng của phụ nữ nông thôn vào những dịp lễ hội hay chùa chiền. Ngày xưa, người ta phân loại nón theo mức độ của chủ sở hữu. Có một số loại nón dành riêng cho người cao tuổi; những người giàu có và quan lại. Mỗi loại có hình dạng riêng và kiểu cách đặc biệt; đôi khi nón lá cũng khác nhau theo từng vùng miền.

Mỗi vùng miền tại Việt Nam có mẫu chiếc nón lá riêng biệt. Những chiếc nón lá của người miền Tây có sợi chỉ đỏ rất đặc trưng so với những chiếc nón lá Thanh Hóa. Nón lá Huế mỏng và thanh lịch hơn so với những chiếc nón lá của Bình Định.

Nón lá được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, có khi các bà các mẹ đội nó đi chợ hay người nông dân làm việc trên cánh đồng. Nón lá còn được xem là một biểu tượng của con người Việt Nam hiền hòa. Hơn nữa, nhiều du khách trân trọng nón lá và xem nó là một món quà lưu niệm khi đến thăm Việt Nam.

Mặc dù chiếc nón lá không còn là vật dụng hàng ngày của người phụ nữ ở các thành phố lớn nhưng nó vẫn rất phổ biến ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh người con gái trong tà áo dài và đội chiếc nón lá là nét đặc trưng cho người con gái Việt Nam.

Chúc bạn học tốt

#YOUTUBER

Khách vãng lai đã xóa
♡Akonia-Moonlight ( Ako...
27 tháng 11 2019 lúc 21:30

Nón, nón tơi hoặc nón lá là một vật dụng dùng để che nắng, che mưa, làm quạt và là 1 biểu tượng đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam.

Lịch sử

Ở Việt Nam hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) , Trường Giang (Nông Cống) , đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế)... Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch. Từ 2500-3000 năm trước công nguyên đã xuất hiện hình ảnh của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thinh

Cấu tạo

Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.

Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên còn có cả một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Nan nón được chuốt thành từng thanh tre mảnh, nhỏ & dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

Để làm ra một chiếc nón lá người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim xâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công đã tận dụng bẹ tre khô để làm lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền.

Trong công đoạn tiếp theo, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước & kim khâu để chằm nón thành hình chóp. Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền & tính thẩm mĩ (có thể kể thêm trang trí mĩ thuật cho nón nghệ thuật).Ở giữa nan thứ 3 và thứ 4 người thợ dùng chỉ đôi kết đối xứng 2 bên để buộc quai. Quai thường được làm từ nhung, lụa, the với nhiều màu sắc.

Phân loại

Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền nón); nón gõ (nón làm bằng rơm, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng),... nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp.

Công dụng

Nón thường dùng để che nắng, mưa, làm quạt khi nóng . Đôi khi có thể dùng để múc nước hoặc để đựng. Ngày nay nón lá cũng được xem làm món quà đặc biệt cho du khách khi đến tham quan Việt Nam. Và đôi khi là quà tặng cho các bạn nước ngoài trong các buổi lưu diễn của các ca sĩ Việt Nam.

Trong nghệ thuật - văn hóa

Trong nghệ thuật sân khấu, nón lá xuất hiện trong những tiết mục múa nón của các cô gái.[cần dẫn nguồn]

Chương trình truyền hình Chiếc nón kỳ diệu trên VTV3 sử dụng từ nón trong tên chương trình để chỉ đĩa lớn mà người chơi quay trong chương trình này.

Khách vãng lai đã xóa
ChịThơ
27 tháng 11 2019 lúc 21:31

Nguồn gốc của chiếc nón lá kể về một phụ nữ cao lớn , bà luôn đội chiếc nón làm từ 4 chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào người xuất hiện,những đám mây tan biến nhanh và thời tiết thuận hòa. Sau khi dạy người dân trồng lúa và những loại cây lương thực, vị nữ thần này biến mất. Người Việt biết ơn và lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của nữ thần.                                                                                             Người Việt xủa đã cố gắng tạo ra mô hình nón lá như của nữ thần bằng cách xâu những lá cọ lại với nhau và bây giờ đc gọi là nón lá.Hình ảnh nón lá đã trở nên gần gũi với bà con nông dân trên cánh đồng. Are you oK?

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Phương Anh
28 tháng 11 2019 lúc 14:51

Lịch sử

Ở Việt Nam hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) , Trường Giang (Nông Cống) , đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế)... Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch. Từ 2500-3000 năm trước công nguyên đã xuất hiện hình ảnh của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thinh

Cấu tạo

Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.

Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên còn có cả một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Nan nón được chuốt thành từng thanh tre mảnh, nhỏ & dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

Để làm ra một chiếc nón lá người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim xâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công đã tận dụng bẹ tre khô để làm lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền.

Trong công đoạn tiếp theo, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước & kim khâu để chằm nón thành hình chóp. Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền & tính thẩm mĩ (có thể kể thêm trang trí mĩ thuật cho nón nghệ thuật).Ở giữa nan thứ 3 và thứ 4 người thợ dùng chỉ đôi kết đối xứng 2 bên để buộc quai. Quai thường được làm từ nhung, lụa, the với nhiều màu sắc.

Phân loại

Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền nón); nón gõ (nón làm bằng rơm, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng),... nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp.

Công dụng

Nón thường dùng để che nắng, mưa, làm quạt khi nóng . Đôi khi có thể dùng để múc nước hoặc để đựng. Ngày nay nón lá cũng được xem làm món quà đặc biệt cho du khách khi đến tham quan Việt Nam. Và đôi khi là quà tặng cho các bạn nước ngoài trong các buổi lưu diễn của các ca sĩ Việt Nam.

Nghệ thuật - Văn hóa

Trong nghệ thuật sân khấu, nón lá xuất hiện trong những tiết mục múa nón của các cô gái.

Chương trình truyền hình Chiếc nón kỳ diệu trên VTV3 sử dụng từ nón trong tên chương trình để chỉ đĩa lớn mà người chơi quay trong chương trình này.

Khách vãng lai đã xóa
Dam Minh Nhat
28 tháng 11 2019 lúc 20:58

Cam on cac ban nhe!!!!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
BOBKIET2007
Xem chi tiết
visyduong
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Linh
Xem chi tiết
HieuMinh
Xem chi tiết
dung hoi ten tao
Xem chi tiết
boy lanh lung
Xem chi tiết
sky
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết