Trần yến nhi

Cho mik xem trình độ viết thơ của các bn đê

Hãy viết 1 bài thơ về cái bánh chưng 

Mik sẽ tick cho tất cả mọi người có bài thơ

Đang yêu
30 tháng 1 2019 lúc 19:24

ngu bài ni rất dễ rứa mà ko bít làm ngu vãi l..

Ôi cái lạnh mùa đông

Đã biến mất

Rồi cái ấm mùa xuân 

Đã tràn về

Ngồi cạnh những bếp lò sưởi ấm mà thấy vui quá

Mùi hương ngào ngạt của bánh chưng xanh

Những chiếc bánh chưng tượng chưng cho đất 

Ngào ngạt một mùi Tết sang .

P/S " Ko hay lắm đâu ! ĐỪng ném đá mik nhé !!!

Son Goku
30 tháng 1 2019 lúc 19:33

Mưa phăn trên lối nhỏ.

Xuân theo tóc mẹ về.

Những nỗi niềm dài ngắn.

Hoa râm chiều thôn quê. 

Bánh chưng xanh vẫn thế.

Dẻo thơm tận đáy lòng.

Bạc thời gian dây lạt.

Vuông tròn buộc ngóng trông.

Ai về mang nức nở

        hok tốt nha

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng  là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết-Văn lớp 8

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

TikTokChinna
30 tháng 1 2019 lúc 19:38

Tết đã gần tôi gọi , bánh chưng ơi

Nơi cuối năm khắp chiều dài đất nước

Tay thoăn thoắt tiếng râm ran trò chuyện

Mặt tươi vui , những nụ cười thân thiện

Xóa sạch đi những năm thăng u phiền 

Nhớ lắm xa xưa cả nước có một ngày

Chìm trong mơ mù mịt khói bay

Bưng lên từ nồi bánh chưng xanh của vạn con đất Việt

Bánh chưng xanh , như tô mực thắm

Từ bao giờ mà xa thế , bánh chưng ơi .

ko chép trên mạng nha , hay thì k nha

»ﻲ♥maŽΩÖm♥
1 tháng 2 2019 lúc 16:39

Bên ngoài xanh lá dong xanh
Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu
Gói nghĩa tình, gói yêu thương
Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ

học tốt


Các câu hỏi tương tự
Sunny Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Kimmy Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
Xem chi tiết
Amelinda
Xem chi tiết
phan nguyễn tường vy
Xem chi tiết
Trần yến nhi
Xem chi tiết
Lưu Ngọc Hải
Xem chi tiết
nguyễn ngọc minh nguyệt
Xem chi tiết