Cho m gam P2O5 vào 19,60 gam dung dịch H3PO4 5% thu được dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng hết với 100 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 6,48 gam chất rắn khan. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra. b) Tính khối lượng các chất có trong 6,48 gam chất rắn và giá trị m.
a. Các phản ứng có thể xảy ra :
P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
KOH + H3PO4 -> KH2PO4 + H2O
2KOH + H3PO4 -> K2HPO4 + 2H2O
3KOH + H3PO4 -> K3PO4 + 3H2O
b.Gọi nP2O5 = x mol
=> nH3PO4(X) = 0,01+ 2x (mol)
, nKOH = 0,1 mol
+) TH1 : Nếu KOH dư => chất rắn gồm : (0,01 + 2x) mol K3PO4 ; (0,07 – 6x) mol KOH
=> 6,48 = 212(0,01 + 2x) + 56(0,07 – 6x) => x = 0,005 mol => m = 0,71g
=> 6,48g X gồm : 4,24g K3PO4 và 2,24g KOH
+) TH2 : Nếu chất rắn gồm : (0,08 – 2x) mol K3PO4 ; (4x – 0,07) mol K2HPO4
, mK3PO4 < 6,48g => 0,08 – 2x < 0,03 => x > 0,025
=> 6,48 = 212(0,08 - 2x) + 174(4x – 0,07) => x = 0,00625 mol (L)
+) TH3 : Nếu chất rắn gồm : (0,09 - 2x) mol K2HPO4 ; (4x – 0,08) mol KH2PO4
,mK2HPO4 < 6,48g => 0,09 – 2x < 0,037 => x > 0,043
=> 6,48 = 174(0,09 - 2x) + 136(4x – 0,08) => x = 0,0086 mol (L)
+) TH4 : Nếu H3PO4 dư => nKH2PO4 = 0,1 mol => mKH2PO4 = 13,6g > 6,48g (L)