Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Mỹ Chi

Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB > DC) . Tia phân giác các góc A và D cắt nhau tại E; tia phân giác các góc B và C cắt nhau tại F.
a) Tính số đo các góc AED, BFC
b) Giả sử AE và BF cắt nhau tại P nằm trên cạnh DC. C/m: AD + BC = DC
c) Với giả thiết ở câu b, CMR EF nằm trên đường trung bình của hình thang ABCD

Nguyễn Ngọc Anh Minh
3 tháng 9 2020 lúc 10:07

a/

\(\widehat{DAE}=\frac{\widehat{A}}{2};\widehat{ADE}=\frac{\widehat{D}}{2}\Rightarrow\widehat{DAE}+\widehat{ADE}=\frac{\widehat{A}+\widehat{D}}{2}\)

Mà \(\widehat{A}+\widehat{D}=180^o\) (Vì AB//CD nên ^A và ^D là 2 góc trong cùng phía nên bù nhau)

\(\Rightarrow\widehat{DAE}+\widehat{ADE}=\frac{\widehat{A}+\widehat{D}}{2}=\frac{180^o}{2}=90^o\) 

Xét tg ADE có ^DAE+^ADE=90 => ^AED=180-(^DAE+^ADE)=180-90=90

Chứng minh tương tự cũng có ^BFC=90

b/

Xét tg ADP có DE là phân giác cua ^D

^AED=90 => DE vuông góc với AP

=> DE vùa là phân giác vừa là đường cao => tg ADP cân tại D => AD=DP

Chứng minh tương tự cũng có tg BPC cân tại C => BC=CP

=> AD+BC=DP+CP=DC

c/

Xét tg cân ADP có DE là đường cao => DE là đường trung trực thuộc cạnh AP => AE=PE

Chứng minh tương tự với tg cân BPC => BF=PF

=> EF là đường trung bình của tg ABP (đường thẳng đi qua trung điểm 2 cạnh của 1 tg là đường trung bình)

=> EF//AB//CD

Xét tg ADP có EF//CD và AF=PF => EF là đường trung bình của tg ADP => EF đi qua trung điểm của AD

Chứng minh tương tự cuãng có EF đi qua trung ddiemr của BC

=> EF là đường trung bình của hình thang ABCD

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Mỹ Chi
Xem chi tiết
Quỳnh
Xem chi tiết
Ly Le
Xem chi tiết
Lê Hoàng Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Xuan
Xem chi tiết
Hà Ngọc Điệp
Xem chi tiết
Nguyễn Diamonds
Xem chi tiết
Trần mỹ chi
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết