NHU DUC TRAN

Cho hình chữ nhật ABCD (AB > AD). Vẽ AE vuông góc với BD tại E.

a) CMR: ΔABE∼ΔDBA và AB^= BE. BD

b) Giả sử AE cắt BC, DC tại G và F. CMR EA^2 = EG. EF

c) Gọi I và H lần lượt là các trung điểm của BF và DG. CMR IH ⊥ EC

Lê Song Phương
26 tháng 6 2023 lúc 19:51

a) Ý 1: Dựa vào \(\widehat{AEB}=\widehat{DAB}=90^o\) và \(\widehat{ABD}\) chung, suy ra \(\Delta ABE~\Delta DBA\left(g.g\right)\)

  Ý 2: Từ \(\Delta ABE~\Delta DBA\Rightarrow\dfrac{AB}{BD}=\dfrac{BE}{AB}\Rightarrow AB^2=BE.BD\)

b) Dễ thấy \(\widehat{DEF}=\widehat{BEG}=90^o\) và \(\widehat{DFE}=\widehat{EBG}\) (vì cùng phụ với \(\widehat{BDC}\)) nên suy ra \(\Delta EDF~\Delta EGB\left(g.g\right)\) \(\Rightarrow\dfrac{ED}{EG}=\dfrac{EF}{EB}\) \(\Rightarrow EG.EF=ED.EB\)   (1)

 Mặt khác, dễ dàng cm \(\Delta EAD~\Delta EBA\left(g.g\right)\) \(\Rightarrow\dfrac{EA}{EB}=\dfrac{ED}{EA}\) \(\Rightarrow EA^2=EB.ED\)    (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow EA^2=EG.EF\left(=EB.ED\right)\)

c) Dễ thấy F là trực tâm của \(\Delta GBD\)\(\Delta GED\) vuông tại E có trung tuyến EH nên \(EH=\dfrac{1}{2}DG\). Tương tự suy ra \(CH=\dfrac{1}{2}DG\). Từ đó \(EH=DH\). Suy ra H nằm trên đường trung trực của đoạn CE  (3)

 Mặt khác, \(\Delta EBF\) vuông tại E có trung tuyến EI nên \(EI=\dfrac{1}{2}BF\). Tương tự, ta có \(CI=\dfrac{1}{2}BF\). Do đó \(EI=CI\) hay I nằm trên đường trung trực của đoạn CE   (4)

 Từ (3) và (4), suy ra HI là đường trung trực của đoạn CE, suy ra \(HI\perp CE\) (đpcm)

Lê Song Phương
26 tháng 6 2023 lúc 19:51

Hình vẽ đây nhé


Các câu hỏi tương tự
Phạm Duy Khánh
Xem chi tiết
Tran Vinh
Xem chi tiết
Nhung Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Mỹ Chi
Xem chi tiết
Trần Mỹ Chi
Xem chi tiết
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Khoa Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Lâm Ngọc
Xem chi tiết
Lê Minh Đức
Xem chi tiết