Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Triều

Cho đường tròn (O;R) đường kính AB ; lấy điểm C ngoài đường tròn sao cho B là trung điểm của OC.Từ C vẽ hai tiếp tuyến CM và CN đến (O)

a)Chứng minh: \(\Delta\)AMN là tam giác cân . Tính CM và AM theo R

b)Chứng minh: AMCN là hình thoi. Tính SAMCN theo R

c)Gọi I là trung điểm của CM;AI cắt OM tại K . Chứng minh K là trung điểm của AI

d)Tính S\(\Delta\)AKB theo R

Trần Thị Loan
6 tháng 8 2015 lúc 13:19

A B O M N C P I K H

a) CM và CN là hai tiếp tuyến của (O) tại M và N 

=> CM = CN và CO là p/g của góc MCN (tính chất tiếp tuyến)

Xét tam giác AMC và ANC có: CM = CN ; góc MCA = NCA  (do CO là p/g của góc MCN); Cạnh chung CA

=> tam giác AMC = ANC (c - g- c)

=> AM = AN => tam giác AMN cân tại A

+) B là trung điểm của OC => OC = 2.OB = 2R

CM là tiếp tuyến của (O) tại M => CM vuông góc với OM

=> tam giác OMC vuông tại M 

=> CM2 = CO- OM(Theo ĐL Pi ta go)

=> CM= (2R)2 - R2 = 3R=> CM = R.\(\sqrt{3}\)

+) Nối M với B; MN cắt OC tại P

Ta có: OM = ON (= R) ; CM = CN => OC là trung trực của MN => MP vuông góc với OC

AD hệ thức lượng trong  tam giác vuông OMC có:  OM2 = OP. OC => OP = OM/ OC = R2/ 2R = R/2

=> AP = AO + OP = R + R/2 = 3R/2

 và MP . OC = OM . MC => MP = OM . MC : OC = R.(R. \(\sqrt{3}\)) : 2R = R\(\sqrt{3}\)/2

Trong tam giác vuông APM có: AM2 = AP+ PM= (3R/2) + ( R\(\sqrt{3}\)/2)2 = 3R2

=> AM = R\(\sqrt{3}\)

b) Từ câu a) => AM = CM mà AM = AN; CM = CN => AM = AN = NC = CM 

=> Từ giác AMCN là hình thoi 

Vì OC là trung trực của mN => P là trung điểm của MN => MN = 2MP = R \(\sqrt{3}\); AC = AB + BC = 3R

SAMCN  = AC . MN : 2 = 3R.  R\(\sqrt{3}\) : 2 =  3\(\sqrt{3}\)R2/2

c) Xét tam giác AMN  có O thuộc trung tuyến AP và AO = 2/3AP 

=> O là trọng tâm tam giác AMN => MO là đường trung tuyến

Kéo dài MO cắt AN tại H => H là trung điểm của AN => AH = AN/2 

mà MI = MC/2 ; AN = CM => AH = MI ; AH //MI

=> AMIH là hình bình hành ; K là giao của hai đường chéo MH và AI => K là trung điểm của AI

d) SAMC = MP.AC : 2 = R\(\sqrt{3}\)/2. 3R : 2 = 3\(\sqrt{3}\)R2/4

I là trung điểm của CM => SAIC = SAMC /2 = 3\(\sqrt{3}\)R2/8

+) Xét tam giác OCM có: I; B là trung điểm của CM và OC => BI là đường trung bình

=> OM // BI; OM vuông góc với CM => BI vuông góc với CM

BI = OM/2 = R/2 ; CI = CM/2 = \(\sqrt{3}\)R/2

=> tam giác BIC vuông tại I => SBIC = BI. IC : 2 = \(\sqrt{3}\)R2/8

=> S(AIB) = S(AIC) - S(BIC) = 2\(\sqrt{3}\)R2/8

Mà K là trung điểm của AI => S(AKB) = S(AIB)/2 = \(\sqrt{3}\)R2/8


Các câu hỏi tương tự
Tiểu Thu Thu
Xem chi tiết
Đức Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh Thư
Xem chi tiết
linh vũ
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thuy Linh
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Lê Thị Minh Hòa
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Quỳnh
Xem chi tiết