Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Ngân Phạm Ngọc

Cho đường tròn (O; R), từ điểm M bên ngoài đường tròn vẽ hai tiếp tuyến MA, MB. OM cắt AB tại H. Gọi K là trung điểm của AH. Đường thẳng qua K vuông góc với OK, cắt các tia MA, MB thứ tự tại C và D.

1. Chứng minh OKAC và OKDB nội tiếp

2. Chứng minh OC= OD

3. gọi I là trung điểm MA. Chứng minh ID vuông góc với MO

Giúp mình câu 3 với ạ. Cảm ơn mọi người

Nguyễn Tất Đạt
30 tháng 5 2018 lúc 9:14

A B M O C D K H I

1) Xét tứ giác OKAC: ^OKC=900; ^OAC=900 (Do MA là tiếp tuyến của (O))

=> Tứ giác OKAC là tứ giác nội tiếp đường tròn. (Tâm là trung điểm OC) 

Xét tứ giác OKDB: ^OKD=^OBD=900 => Tứ giác OKDB nội tiếp đường tròn. (Tâm là trung điểm OD)

2) Ta có: Tứ giác OKAC nội tiếp đường tròn => ^OCK=^OAK.

Lại có: \(\Delta\)AOB cân tại O => ^OAB=^OBA hay ^OAK=^OBK

=> ^OCK=^OBK. Mà tứ giác OBDK nội tiếp đường tròn => ^OBK=^ODK

Nên ^OCK=^ODK => \(\Delta\)COD cân tại O => OC=OD (đpcm).

3) Nối D với H.

Xét \(\Delta\)COD cân tại O có OK là đường cao => OK đồng thời là đường trung tuyến => CK=DK.

Xét \(\Delta\)CAK và \(\Delta\)DHK: AK=HK; ^CKA=^DKH (Đối đỉnh); CK=DK

=> \(\Delta\)CAK = \(\Delta\)DHK (c.g.c) => ^ACK = ^HDK (2 góc tương ứng)

Mà 2 góc trên ở vị trí so le trg nên AC // HD hay AM // HD.

Xét \(\Delta\)AMB: MA=MB (T/c 2 tiếp tuyến cắt nhau) => \(\Delta\)AMB cân tại M.

Lại có: MO hay MH là phân giác ^AMB => MH là đường trung tuyến => H là trung điểm AB.

Ta thấy: \(\Delta\)AMB có H là trung điểm AB; HD // AM ; D thuộc BM => D là trung điểm BM

Mà I là trung điểm AM => ID là đường trung bình của \(\Delta\)MAB => ID // AB 

Dễ thấy MO vuông góc AB tại H => ID vuông góc với MO (Quan hệ //, vg góc) (đpcm).


Các câu hỏi tương tự
Dương Hải Dương
Xem chi tiết
ngocha_pham
Xem chi tiết
Lê Quốc Anh
Xem chi tiết
Vân Phi Tuyết
Xem chi tiết
Nhã
Xem chi tiết
Khách vãng lai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Quỳnh
Xem chi tiết
๖ۣۜSۣۜN✯•Y.Šynˣˣ
Xem chi tiết
Thảo Nhi
Xem chi tiết