Đáp án B
= > C r C l 3 + 4 N a O H d ư → N a C r O 2 + 3 N a C l + 2 H 2 O
X chỉ chứa F e ( O H ) 2
Nung X trong không khí đến khi khối lượng không đổi
4 F e ( O H ) 2 + O 2 → t o F e 2 O 4 + 4 H 2 O
=> Y chỉ có F e 2 O 3
Đáp án B
= > C r C l 3 + 4 N a O H d ư → N a C r O 2 + 3 N a C l + 2 H 2 O
X chỉ chứa F e ( O H ) 2
Nung X trong không khí đến khi khối lượng không đổi
4 F e ( O H ) 2 + O 2 → t o F e 2 O 4 + 4 H 2 O
=> Y chỉ có F e 2 O 3
Cho 11 gam hỗn hợp X chứa Al và Fe phản ứng hoàn toàn với 1 lít dung dịch CuCl2 0,5M. Sau phản ứng tạo ra dung dịch A và chất rắn B, gam. Cho dung dịch A phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa E, nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp F gồm 2 chất rắn. Khối lượng của F là
A. 16 gam
B. 26 gam
C. 14,8 gam
D. 16,4 gam
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2 duy nhất (đktc). (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; dung dịch E không hòa tan được bột Cu). Thành phần % khối lượng của oxit sắt trong hỗn hợp A là
A. 76,19%.
B. 70,33%.
C. 23,81%.
D. 29,67%.
Cho 13,9 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào 500 ml dung dịch B chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 36,3 gam hỗn hợp kim loại C và dung dịch D. Lọc dung dịch D, chia làm hai phần bằng nhau:
- Phẩn 1: Tác dụng với dung dịch NH3 dư. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 8,55 gam chất rắn.
- Phần 2: Tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6 gam chất rắn khan.
Nồng độ mol/lít của AgNO3 trong B là:
A. 0,2 M
B. 0,3 M
C. 0,4 M
D. 0,5 M
Cho 19,2 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe vào 400 ml dung dịch B chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,25M. Khuấy đều đến khi dung dịch B mất màu hoàn toàn thu được 55,2 gam hỗn hợp chất rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D. Hòa tan hoàn toàn C trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lít khí E duy nhất. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc, rửa, sấy khô và nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Xác định khí E và tính m biết các chất đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
A. NO; 18,4 g
B. NO2; 20 g
C. N2O; 18,4 g
D. NO; 20 g
Nung 51,1 g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, Al đến khi phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,68 lít khí.
Phần 2 hòa tan hết trong dung dịch chứa 1,45 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa muối tan và 3,36 lít NO thoát ra. Cô cạn Y, lấy chất rắn đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 2 sản phẩm rắn có số mol bằng nhau.
Các khí đều đo ở đktc. Nếu đem Y tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa
A. 58,25
B. 46,25
C. 47,25
D. 47,87
Cho 13,5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch Z chứa CuCl2 và FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8 gam rắn B nguyên chất và dung dịch C. Cho NaOH đến dư vào C thu được kết tủa D và dung dịch E. Sục CO2 dư vào E, thu được kết tủa F. Nung F đến khối lượng không đổi thu được 8,1 gam chất rắn G. Xác định nồng độ của FeCl3 trong dung dịch Z.
A. 1,0M
B. 0,75M
C. 1,25M
D. 0,8M
Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. Lấy 8,3 gam hỗn hợp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất rắn D có khối lượng là 23,6 gam và dung dịch E (màu xanh đã nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 24 gam chất rắn F. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y là:
A. 0,1M; 0,2M
B. 0,4M; 0,1M
C. 0,2M; 0,1M
D. 0,1M; 0,4M
Cho hỗn hợp X có 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 a M và Cu(NO3)2 b M thì dung dịch C thu được mất màu hoàn toàn. Sau phản ứng cho ra chất rắn D có khối lượng 20 gam. Thêm NaOH dư vào dung dịch C được kết tủa E gồm 2 hiđroxit. Đem nung 2 kết tủa này trong không khí được chất rắn F có khối lượng 8,4 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của a, b lần lượt là:
A. a = 0,1M; b = 0,2M
B. a = 0,06M; b = 0,05M
C. a = 0,06M; b = 0,15M
D. a = 0,6M; b = 0,15M
Cho 1,58 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch CuCl2 đến khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Z và 1,92 gam chất rắn T. Cho Z tác dụng với NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 0,7 gam chất rắn F gồm 2 oxit kim loại. Phần trăm khối lượng Mg trong X là:
A. 88,61%
B. 11,39%
C. 24,56%
D. 75,44%
Hòa tan hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ kleej mol 1:2. Cho 500 ml dung dịch KOH 1,7M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 69,35 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần với giá trị nào nhất?
A. 11,25.
B. 11,50.
C. 12,40.
D. 11,02.