Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Huyền

Cho Δ ABC cân tại A (A < 90 độ). Vẽ BH ⊥ AC (H ∈ AC), CK ⊥ AB (K ∈ AB).

a) Chứng minh rằng AH = AK

b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc A

c) Chứng minh Δ BIC cân

d) Chứng minh AI ⊥ BC

Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 tháng 4 2020 lúc 17:51

a) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACK vuông tại K có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{A}\) chung

Do đó: ΔABH=ΔACK(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒AH=AK(hai cạnh tương ứng)

b) Xét ΔAKI vuông tại K và ΔAHI vuông tại H có

AI là cạnh chung

AK=AH(cmt)

Do đó: ΔAKI=ΔAHI(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\widehat{KAI}=\widehat{HAI}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{BAI}=\widehat{CAI}\)

mà tia AI nằm giữa hai tia AB,AC

nên AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

c) Xét ΔKBI vuông tại K và ΔHCI vuông tại H có

KI=HI(ΔAKI=ΔAHI)

\(\widehat{KIB}=\widehat{HIC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔKBI=ΔHCI(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

⇒IB=IC(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔIBC có IB=IC(cmt)

nên ΔIBC cân tại I(định nghĩa tam giác cân)

d) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

nên A nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: IB=IC(cmt)

nên I nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AI là đường trung trực của BC

hay AI⊥BC(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
nhân lê
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ánh Nguyễn Thị Ngọc
Xem chi tiết
KaKa Ri
Xem chi tiết
quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Khoa Nha
Xem chi tiết
BÙi Tuấn Dũng
Xem chi tiết
Võ Minh Ngọc
Xem chi tiết