Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol Cu và c mol Fe(NO3)2 trong dung dịch HCl dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và HCl dư. Dung dịch Y không có khả năng hòa tan bột Cu. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c là
A. a = 2(3c – b).
B. b = 3(2c – a)/2.
C. c = (a + b)/3.
D. b = 3(2c – a).
Cho a mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa b mol HNO3 (tỉ lệ a : b = 16 : 61), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối nitrat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
A. 2a.
B. 3a.
C. 0,75b
D. b.
Đốt nóng hỗn hợp X gồm Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Nếu cho những chất còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là:
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,25
D. 0,6
Dùng khí CO dư để khử 1,2g hỗn hợp gồm CuO và oxit sắt. Sau phản ứng thu được 0,88g chất rắn. Nếu hòa tan hỗn hợp chất rắn này trong dung dịch HCl dư thì thu được 0,224 lít H2(đkct). Công thức của oxit sắt là:
A. Fe3O4
B. FeO
C. Fe2O3
D. FeO hoặc Fe3O4
Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho 25,4 gam X phản ứng với CO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2dư, thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 120 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch T và 3,92 lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 và giá trị V nhỏ nhất là
A. 20,54% và 0,525
B. 20,54% và 1,025
C. 68,5% và 1,025
D. 68,5% và 0,525
Cho các phát biểu sau:
(1) Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
(2) CrO3 là oxit lưỡng tính.
(3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.
(4) Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với dung dịch HCl và Cr tác dụng với Cl2 đều tạo thành CrCl2.
(5) Cr(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt.
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
(2) CrO3 là oxit lưỡng tính.
(3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.
(4) Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với dung dịch HCl và Cr tác dụng với Cl2 đều tạo thành CrCl2.
(5) Cr(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt.
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hòa tan là:
A. 3x
B. y
C. 2x
D. 2y
Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
A. 3x
B. y.
C. 2x
D. 2y