Cho các chất: AgNO3, Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3, NH4NO3 và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
Cho 31,6 g hỗn hợp gồm Cu và Cu(NO3)2 vào một bình kín, không chứa không khí rồi nung ở nhiệt độ cao để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng giảm 9,2 g so với ban đầu. Cho lượng chất rắn này tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là
A. 18,8
B. 12,8
C. 11,6
D. 6,4
Tiến hành các thí nghiệm: Lần lượt đốt nóng FeS2, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi. Một số học sinh nêu nhận xét:
1. Sản phẩm rắn của các thí nghiệm đều không giống nhau.
2. Các thí nghiệm tạo một sản phẩm khí hoặc hơi khác nhau.
3. Cùng số mol chất tham gia phản ứng thì chất có độ giảm khối lượng nhiều nhất là Fe(NO3)3.
4. Nếu lấy mỗi chất ban đầu đều là một mol thì tổng số mol khí và hơi thoát ra ở các thí nghiệm là 8 mol.
Số nhận xét đúng – số nhận xét sai tương ứng là
A. 1 và 3
B. 2 và 2
C. 3 và 1
D. 4 và 0
Cho 158,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 vào một bình kín không chứa không khí rồi nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 55,2 gam so với ban đầu. Cho chất rắn này tác dụng với HNO3 thấy có khí NO thoát ra và thu được dung dịch Y. Cho NaOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z ngoài không khí tới khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 196.
B. 120.
C. 128.
D. 115,2.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân muối Cu(NO3)2.
(b) Nung FeCO3 trong bình kín (không có không khí).
(c) Cho lá kẽm vào dung dịch FeCl2 (dư).
(d) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).
(e) Nhiệt phân muối AgNO3.
(g) Cho Al vào dung dịch NaOH (dư).
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp)
(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3
(d) Cho Fe vào dung dịch AgNO3
(e) Cho Ag vào dung dịch HCl
(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Mg(NO3)2 và NaHSO4
(h) Nung hỗn hợp Al và Fe3O4 trong bình kín
(i) Nung nóng hỗn hợp Fe và S trong bình kín
Số thí nghiệm thu được chất khí là:
A. 4
B. 7
C. 6
D. 5
Lần lượt đốt nóng FeS2, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lương không đổi. Một số học sinh nêu nhận xét
(1) Sản phẩm rắn của các thí nghiệm đều giống nhau.
(2) Mỗi thí nghiệm tạo một sản phẩm khí khác nhau.
(3) Chất có độ giảm khối lượng nhiều nhất là Fe(NO3)3.
(4) Nếu lấy mỗi chất ban đều là 1 mol thì tổng số mol khí và hơi thoát ra là 8 mol.
Số nhận xét đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Nhiệt phân các muối: KClO3, KNO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, KMnO4, Fe(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2 đến khi tạo thành chất rắn có khối lượng không đổi, thu được bao nhiêu oxit kim loại?
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ.
(2) Dẫn khí CO qua bột CuO đun nóng.
(3) Đốt dây Mg trong bình kín chứa đầy SO2.
(4) Cho dung dịch C2H5OH vào CrO3.
(5) Cho Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng
(6) Nung nóng dung dịch bão hòa NH4Cl và NaNO2
(7) Điện phân CaCl2 nóng chảy
(5) Nung Ag2S trong không khí
Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có thể thu được chất khí là:
A. 5
B. 4
C. 6
D. 7