Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hoàng Nam

Cho các cân bằng hóa học sau:

(a) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3(k) ; ΔH < 0

(b) PCl5(k) PCl3(k) + Cl2 (k) ; ΔH > 0,

(c) 2HI(k)   H2(k) +I2 (k) ; ΔH > 0,

(d) CO (k)+ H2O (k) CO2(k) + H2 (k) ; ΔH < 0,

Khi tăng nhiệt độ hoặc giảm áp suất thì cân bằng đều bị chuyển dịch sang chiều thuận là

A. (b).

B. (a).

C. (d).

D. (c).

Ngô Quang Sinh
3 tháng 2 2017 lúc 6:37

Đáp án A

Nhận thấy cân bằng c, d có tổng hệ số chất khí trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau nên áp suất không làm chuyển dịch cân bằng → loại C, D

Cân bằng b chiều thuận là chiều thu nhiệt → khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo hướng thu nhiệt ( chiều thuận)

Cân bằng a chiều thuận là chiều tỏa nhiêt → khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo hướng thu nhiệt ( chiều nghịch) → Loại B

Đáp án A.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết