Câu 9:Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có phân lớp ngoài | |||
cùng là 4s. Điều khẳng định nào sau đây đúng? | |||
A.X, Y là kim loại | B.X là khí hiếm,Y là phi kim | C.X là kim loại,Y là khí hiếm D.X là phi kim,Y là kim loại | |
Câu 10: Chọn câu đúng khi nói về nguyên tử trong các câu sau. | |||
A.Mg có 12 electron | B.Mg có 24 proton | C.Mg có 24 electron | D.Mg có 24 nơtron |
Câu 11: Nguyên tử nào sau đây có số electron lớp ngoài cùng nhiều nhất | |||
A. Ne (Z=10) | B. O (Z=8) | C. N (Z=7) | D. Cl (Z=17) |
12 24Mg Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. X có 4 electron ở lớp ngoài cùng. B. X là phi kim.
C. X có 3 lớp electron. D. Số hạt mang điện của nguyên tử X là 32.
Câu 13: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là ?
A. 3 và 3 B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 3
Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là:
A. 3 B. 15 C. 14 D. 13
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây khi nhận thêm 1e thì đạt cấu hình e của Ne(Z=10).
A. Cl(Z=17) B. F(Z=9) C. N(Z=7) D. Na(Z=11)
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(I) F là phi kim mạnh nhất.
(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất
(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.
(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.
Số các phát biểu đúng là?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17: Tính kim loại tăng dần trong dãy :
A. Ca, K, Al, Mg B. Al, Mg, Ca, K C. K, Mg, Al, Ca D. Al, Mg, K, Ca
Câu 18: Tính phi kim giảm dần trong dãy :
A. C, O, Si, N B. Si, C, O, N C. O, N, C, Si D. C, Si, N, O
Câu 19: Trong 1 nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng dần của các điện tích hạt nhân. B. Giảm theo chiều tăng dần của các điện tích hạt nhân.
C. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại. D. B và C đều đúng.
Câu 20 : Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ 16, nguyên tố X thuộc :
A. Chu kì 3, nhóm IVA B. Chu kì 4, nhóm VIA. C. Chu kì 3, nhóm VIA D. Chu kì 4, nhóm IIIA.
Câu 21: Nguyên tử X có ký hiệu 2656X. Cho các phát biểu sau về X:
(1) Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.
(3) X là một phi kim.
(4) X là nguyên tố d.
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?
A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2) và (4). C. (2) và (4). D. (2), (3) và (4).
Câu 22: Các nguyên tố cùng chu kỳ thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung:
A. Cùng số lớp electron. B. Cùng số hiệu nguyên tử.
C. Cùng số electron hoá trị . D. Cùng số nơtron trong hạt nhân .
Câu 23: Các nguyên tố cùng trong một nhóm thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung:
A. Cùng số lớp Electron. B. Cùng số Electron hoá trị.
C. Cùng số Electron ngoài lớp vỏ. D. Cùng điện tích hạt nhân.
Câu 24: Độ âm điện của nguyên tử của nguyên tố càng lớn thì:
A. Tính phi kim càng mạnh. B. Tính phi kim càng giảm
C. Tính kim loại càng mạnh D. Không ảnh hưởng đến tính chất của nguyên tố
Câu 25: Cho các kí hiệu 11 23 Na; 12 24 Mg;13 27 Al ; 19 39 K. Tính kim loại được xếp theo chiều tăng dần:
A. Na < Mg < Al < K. B. Al < Mg < Na < K. C. Na < Mg < K < Al. D. Al < K < Mg < Na.
Câu 26: Tính Bazơ của các hợp chất hiđrôxít của các nguyên tố Na, Mg, Al xếp theo chiều giảm dần là:
A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2. B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH D. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3,
Câu 27: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là
A. proton, nơtron. B. electron, proton.
C. nơtron, electron. D. electron, nơtron, proton.
Câu 28: Cho cấu hình electron của Mn (Z = 25): 1s22s22p63s23p63d54s2 . Hỏi Mn thuộc loại nguyên tố gì?
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố d. C. Nguyên tố f. D. Nguyên tố p.
Câu 29: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là
A. 15P. B. 17Cl. C. 14Si. D. 16S.
Câu 30: Có các đồng vị sau 1H
1 ; 12H ; 17 35Cl ; 17 37Cl . Có thể tạo ra số phân tử hiđroclorua HCl là
X là nguyên tố thuộc nhóm A và Y là nguyên tố thuộc nhóm B, chu kì 4 trong bảng tuần hoàn. Biết rằng số electron hóa trị của X và Y bằng nhau. Cho các phát biểu sau về X và Y:
(1) X là phi kim.
(2) Y là kim loại.
(3) X là nguyên tố p.
(4) Trong Y không có phân lớp f.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X và X là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? Tại sao ?
Các nguyên tố X, Y, Z, T có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là:
X : 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 2 3 p 6 4 s 1
Y : 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 1
Z : 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 2 3 p 4 T : 1 s 2 2 s 2 2 p 4
Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trên là
A. X < Z < Y < T
B. X < Y < Z < T
C. Y < X < Z < T
D. X < Y < T < Z
Ba nguyên tố lần lượt là X,Y,Z,có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9,16,17.sắp xếp theo trật tự tính phi kim giảm dần X,Y,Z
Hợp chất A được hình thành từ ion X+ và Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử gồm 3 nguyên tố phi kim. Biết tỉ lệ nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng só proton trong A là 42 và trong Y- chứa 2 nguyên tố phi kim cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp. Khi nói về A phát biểu nào sau đây không đúng
A. Phân tử khối của A là 1 số chia hết cho 5
B. Trong A chỉ chứa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
C. Trong các phản ứng hóa học hợp chất A vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa
D. Hợp chất A kém bền với nhiệt khu đun nóng A bị nhiệt phân cho ra khí
Hợp chất A được hình thành từ ion X+ và Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử gồm 3 nguyên tố phi kim. Biết tỉ lệ nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng só proton trong A là 42 và trong Y- chứa 2 nguyên tố phi kim cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp. Khi nói về A phát biểu nào sau đây không đúng
A. Phân tử khối của A là 1 số chia hết cho 5
B. Trong A chỉ chứa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
C. Trong các phản ứng hóa học hợp chất A vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa
D. Hợp chất A kém bền với nhiệt khu đun nóng A bị nhiệt phân cho ra khí
Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron là:
X : 1s22s22p63s23p4
Y : 1s22s22p63s23p6
Z : 1s22s22p63s23p64s2
Trong các nguyên tố X, Y, Z thì nguyên tố kim loại là:
A. X.
B. Y.
C. Z.
D. X và Y.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc, trừ chu kì 1 các chu kì đều bắt đầu bảng
A. nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một kí hiếm
B. nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình
C. nguyên tố phi kim, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một khí hiếm
D. nguyên tố phi kim điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình
Cho các nguyên tố X, Y, Z, T với số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 4, 11, 19. Thứ tự tăng dần tính kim loại của các nguyên tố này là
A. X < Y < Z < T
B. T < X < Y < Z
C. Y < X < Z < T
D. Y < Z < T < X