tống thị quỳnh

cho \(ax^2=by^2=cz^2\)và \(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=1\)cmr:

\(\sqrt[3]{ax^2+by^2+cz^2}=\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}\)

alibaba nguyễn
25 tháng 5 2017 lúc 14:34

Đặt \(Q=\sqrt[3]{ax^{2\:}+by^2+cz^2}=\sqrt[3]{\frac{ax^3}{x}+\frac{by^3}{y}+\frac{cz^3}{z}}\)

\(=\sqrt[3]{\frac{ax^3}{x}+\frac{ax^3}{y}+\frac{ax^3}{z}}=\sqrt[3]{ax^3\left(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\right)}=\sqrt[3]{ax^{3\:}}=x\sqrt[3]{a}\)

\(\Rightarrow\sqrt[3]{a}=\frac{Q}{x}\)

Tương tự ta có: \(\hept{\begin{cases}\sqrt[3]{b}=\frac{Q}{y}\\\sqrt[3]{c}=\frac{Q}{z}\end{cases}}\)

\(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}=\frac{Q}{x}+\frac{Q}{y}+\frac{Q}{z}=Q\left(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\right)=Q\)

Vậy....

Bình luận (0)
Thắng Nguyễn
25 tháng 5 2017 lúc 16:20

Đẳng thức cần chứng minh tương đương với

\(ax^2+by^2+cz^2=\left(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}\right)^3\)

Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có:

\(VT=\left(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\right)\left(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\right)\left(ax^2+by^2+cz^2\right)\)

\(\ge\left(\sqrt[3]{\frac{1}{x}\cdot\frac{1}{x}\cdot ax^2}+\sqrt[3]{\frac{1}{y}\cdot\frac{1}{y}\cdot by^2}+\sqrt[3]{\frac{1}{z}\cdot\frac{1}{z}\cdot cz^2}\right)^3\)

\(=\left(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}\right)^3=VP\)

Do \(ax^2=by^2=cz^2\) nên đẳng thức có xảy ra 

Bình luận (0)
alibaba nguyễn
25 tháng 5 2017 lúc 16:33

Thắng Nguyễn - Trang của Thắng Nguyễn - Học toán với OnlineMath cosi chỉ dùng cho số không âm thôi nhé. Ở đây không có cho x, y, z, a, b, c không âm nha. Nên không dùng cosi được nhé.

Bình luận (0)
Thắng Nguyễn
25 tháng 5 2017 lúc 18:29

tui đâu có nói là xài cosi đâu :v

Bình luận (0)
alibaba nguyễn
25 tháng 5 2017 lúc 18:44

Cái ông dùng đấy có dạng vầy đúng không. 

\(\left(a+b+c\right)\left(x+y+z\right)\left(m+n+p\right)\ge\left(\sqrt[3]{axm}+\sqrt[3]{byn}+\sqrt[3]{czp}\right)^3\)

Vì đề bài các số đó thuộc R nên cái này không dùng được

T ví dụ nhé. 

\(\left(1-1-1\right)\left(1+1+1\right)\left(1+1+1\right)\ge\left(\sqrt[3]{1}+\sqrt[3]{-1}+\sqrt[3]{-1}\right)^3\)

\(\Leftrightarrow-9\ge-1\) cái này đâu có đúng đâu.

PS: Do ông nói áp dụng cosi ta có đấy ở trên bài làm ấy.

Bình luận (0)
tống thị quỳnh
25 tháng 5 2017 lúc 20:00

cấm cãi nhâu trên nick của tui

Bình luận (0)
Thắng Nguyễn
25 tháng 5 2017 lúc 21:53

alibaba nguyễn:cái tui nói là C-S tức là Bunhia rộng ra là Holder đó :v mà holder hình như cho số nào cũng dc mà :v

Bình luận (0)
thánh yasuo lmht
27 tháng 5 2017 lúc 14:21

Bất đẳng thức holder : Cho a,b,c,m,n,p,x,y,z là các SỐ THỰC DƯƠNG. Khi đó ta có:

\(\left(a^3+b^3+c^3\right)\left(m^3+n^3+p^3\right)\left(x^3+y^3+z^3\right)\ge\left(amx+bny+cpz\right)^3\)

CM: Sử dụng bất đẳng thức AM-GM ta có: 

\(\frac{a^3}{a^3+b^3+c^3}+\frac{x^3}{x^3+y^3+z^3}+\frac{m^3}{m^3+n^3+p^3}\ge\frac{3axm}{\sqrt[3]{\left(a^3+b^3+c^3\right)\left(m^3+n^3+p^3\right)\left(x^3+y^3+z^3\right)}}\)

Thiết lập 2 biểu thức tg tự vs bộ (b,y,n) và (c,p,z) rồi cộng các vế ta có đpcm. Dấu = xảy ra khi cá biến bằng nhau.

P/s: Thắng Nguyến: Holder chỉ dùng với các số ko âm, và ko được học trong chương trình phổ thông

Bình luận (0)
Thắng Nguyễn
28 tháng 5 2017 lúc 11:27

tui xài BĐT C-S mà BĐT này ko cần số dương, tui nói là C-S là 1 trg hp của Holder nhưng với q=p=2 thì nó là C-S thôi 

Bình luận (0)
Nhóc vậy
11 tháng 1 2018 lúc 18:54

Đỉnh quá các bn ơi !

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Park Chanyeol
Xem chi tiết
Le Minh Hieu
Xem chi tiết
APTX 4869
Xem chi tiết
....
Xem chi tiết
๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
Xem chi tiết
Trần Thanh Dương
Xem chi tiết
shitbo
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thu Hien
Xem chi tiết
Ngu Ngu Ngu
Xem chi tiết