Cho 27,9g anilin tác dụng với dung dịch brom, phản ứng xảy ra hoàn toàn tạo 49,5g kết tủa. Khối lượng brom trong dung dịch brom ban đầu là (N=14, C=12, H=1, Br=80):
A. 72g
B. 24g
C. 48g
D. 144g
Cho anilin tác dụng với các chất sau: dung dịch Br2, H2, CH3I, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, HNO2. Số phản ứng xảy ra là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Cho kim loại Li tác dụng với khí nito (b) Sục HI vào dung dịch muối FeCl3
(c) Cho Ag vào dung dịch muối FeCl3 (d) Dẫn khí NH3 vào bình đựng khí Clo
(e) Cho đạm Ure vào nước (g) Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 98%
(h) Sục đimetylamin vào dung dịch phenylamoni clorua
(i) Cho dung dịch axit axetic vào dung dịch natri phenolat
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là :
A. 4
B. 5
C. 7
D. 6
Hợp chất hữu cơ X gồm các nguyên tố C, H, O và chỉ 2 loại nhóm chức – OH và – COOH. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho 100 ml dung dịch X 1M tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Y. Các chất trong dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 700 ml HCl 0,5M thu được dung dịch Z.
- Thí nghiệm 2: Cho 200ml dung dịch X 1M tác dụng với 600ml dung dịch KHCO3 1M thu được 8,96 lít CO2 ( đktc) và dung dịch M. Cô cạn dung dịch M được 55,8 gam chất rắn khan.
- Thí nghiệm 3: Trộn a gam X với 9,2 gam ancol etylic, thêm vài ml dung dịch H2SO4 đặc đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 chất hữu cơ có tổng khối lượng là 25,7 gam. Tính giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 20 gam
B. 19,5 gam
C. 20,5 gam
D. 21 gam
Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(b) Tạo kết tủa trắng khi phản ứng với dung dịch brom.
(c) Nguyên tử H (trong vòng) dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của benzen.
(d) Để điều chế từ benzen cần ít nhất 3 phản ứng.
Số phát biểu đúng cho cả phenol và anilin là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn.
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2.
(g) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ.
(h) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là:
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn.
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2.
(g) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ.
(h) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là:
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân Hg(NO3)2.
(b) Điện phân dung dịch AlCl3.
(c) Điện phân dung dịch ZnSO4.
(d) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Nung nóng Fe2O3 với CO dư.
(g) Cho Ba vào dung dịch NaHCO3.
(h) Nhiệt phân KClO3.
(i) Cho Na vào dung dịch CuCl2 (dư).
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là:
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(c) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho Fe vào bình chứa HCl đặc, nguội. (f) Sục khí SO2 vào dung dịch KmnO4
(g) Al2O3 vào dung dịch KOH. (h) KmnO4 vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4