Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

MeowboyYT
cho △abc vuông tại a ,tia p/g của góc b cắt ac tại b.kẻ de vuông với bc tại ea.c/m △abd=△ebdb.tia ed cắt ba tại f.c/m af=ec và △bfc cânc.c/m ae // fcd.bd vuông góc với fc
Nguyễn Lê Phước Thịnh
24 tháng 2 2021 lúc 19:55

a) Xét ΔABD vuông tại D và ΔEBD vuông tại E có

BD chung

\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABE}\))

Do đó: ΔABD=ΔEBD(cạnh huyền-góc nhọn)

b) Ta có: ΔABD=ΔEBD(cmt)

nên DA=DE(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔADF vuông tại A và ΔEDC vuông tại E có 

DA=DE(cmt)

\(\widehat{ADF}=\widehat{EDC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔADF=ΔEDC(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

Suy ra: AF=EC(hai cạnh tương ứng)

Ta có: ΔBAD=ΔBED(cmt)

nên BA=BE(hai cạnh tương ứng)

Ta có: BA+AF=BF(A nằm giữa B và F)

BE+EC=BC(E nằm giữa B và C)

mà BA=BE(cmt)

và AF=EC(cmt)

nên BF=BC

Xét ΔBFC có BF=BC(cmt)

nên ΔBFC cân tại B(Định nghĩa tam giác cân)

c) Xét ΔBAE có BA=BE(cmt)

nên ΔBAE cân tại B(Định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{BAE}=\dfrac{180^0-\widehat{B}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy trong ΔBAE cân tại B)(1)

Ta có: ΔBFC cân tại B(cmt)

nên \(\widehat{BFC}=\dfrac{180^0-\widehat{B}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy trong ΔBFC cân tại B)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{BAE}=\widehat{BFC}\)

mà \(\widehat{BAE}\) và \(\widehat{BFC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên AE//FC(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

d) Ta có: BF=BC(cmt)

nên B nằm trên đường trung trực của FC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)

Ta có: DF=DC(ΔADF=ΔEDC)

nên D nằm trên đường trung trực của FC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(4)

Từ (3) và (4) suy ra BD là đường trung trực của FC

hay BD⊥FC(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huế
Xem chi tiết
Tạ Minh Trí
Xem chi tiết
Hoàng My
Xem chi tiết
Đức Anh
Xem chi tiết
phạm bình minh
Xem chi tiết
Duyet Ky
Xem chi tiết
My Lai
Xem chi tiết
Anni
Xem chi tiết
Thành
Xem chi tiết