Con Heo

Cho a,b,c là độ dài 3 cạnh tam giác .Chứng minh 

1/(a+b-c)+1/(b+c-a)+1/(a+c-b)>= 1/a+1/b+1/c

Thắng Nguyễn
21 tháng 3 2017 lúc 21:36

Xin lỗi nhé, nãy đang vội thấy 3 p/s nghĩ luôn ra mà ko kịp soát

Áp dụng BĐT \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge\frac{4}{a+b}\) ta có: 

\(\frac{1}{a+b-c}+\frac{1}{b+c-a}\ge\frac{4}{a+b-c+b+c-a}=\frac{4}{2b}=\frac{2}{b}\)

\(\frac{1}{b+c-a}+\frac{1}{a+c-b}\ge\frac{4}{b+c-a+a+c-b}=\frac{4}{2c}=\frac{2}{c}\)

\(\frac{1}{a+b-c}+\frac{1}{a+c-b}\ge\frac{4}{a+b-c+a+c-b}=\frac{4}{2a}=\frac{2}{a}\)

Cộng theo vế 3 BĐT ta có: 

\(2VT\ge\frac{2}{a}+\frac{2}{b}+\frac{2}{c}=2\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)=2VP\Rightarrow VT\ge VP\)

Đẳng thức xảy ra khi \(a=b=c\)

Thắng Nguyễn
21 tháng 3 2017 lúc 20:46

Áp dụng BĐT \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge\frac{9}{a+b+c}\) ta có: 

\(\frac{1}{a+b-c}+\frac{1}{b+c-a}+\frac{1}{a+c-b}\)

\(\ge\frac{9}{a+b-c+b+c-a+a+c-b}=\frac{9}{a+b+c}\left(1\right)\)

Lại có: \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge\frac{9}{a+b+c}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) ta  có ĐPCM

Con Heo
21 tháng 3 2017 lúc 21:13

Bạn ơi cho mình hỏi này, từ (1), (2), suy ra được \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge\frac{9}{a+b+c}\)  và \(\frac{1}{a+b-c}+\frac{1}{b+c-a}+\frac{1}{c+a-b}\ge\frac{9}{a+b+c}\) chứ chưa chứng minh được \(\frac{1}{a+b-c}+\frac{1}{b+c-a}+\frac{1}{c+a-b}\ge\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\)

Coi lại hộ mình nhé

Nguyễn Dương Thái
5 tháng 7 2017 lúc 21:33

Ta chứng minh bất đẳng thức sau:

1/x+1/y>=4/x+y với x,y >0

<=>y/xy+x/xy>=4/x+y với x,y >0

<=>x+y/xy>=4/x+y với x,y >0

<=>(x+y)2>=4xy với x,y >0

<=>x2+2xy+y2-4xy>=0 với x,y >0(sử dụng hằng đẳng thức bình phương của 1 tổng đồng thời chuyển vế)

<=>x2-2xy+y2>=0

<=> (x-y)2>=0 (luôn đúng với x,y >0)

Dấu "=" xảy ra <=> x-y=0<=> x=y

Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác đã cho, ta có:

a+b>c => a+b-c>0

b+c>a => b+c-a>0

c+a>b => c+a-b>0

Áp dụng bất đẳng thức trên, ta có: 

1/a+b-c+1/b+c-a>= 4/a+b-c+b+c-a=4/2b=2/b    (1)

 Với a+b-c>0;b+c-a>0

   Dấu "=" xảy ra <=> a+b-c=b+c-a<=> a+a=c+c

                                                       <=>  2a=2c

                                                        <=>  a=c

1/b+c-a+1/c+a-b>=4/b+c-a+c+a-b=4/2c=2/c   (2)

Với b+c-a>0; c+a-b>0

Dấu "=" xảy ra <=> b+c-a=c+a-b<=> b+b=a+a

                                                    <=>  2b=2a

                                                    <=>  b=a

1/c+a-b+1/a+b-c>=4/c+a-b+a+b-c=4/2a=2/a   (3)

Với c+b-a>0; a+b-c>0

Dấu "=" xảy ra <=> c+a-b=a+b-c<=> c+c=b+b

                                                    <=>  2c=2b

                                                    <=>   c=b

Từ (1);(2) và (3) =>2(1/a+b-c+1/b+c-a+1/c+a-b) >= 2/a+2/b+2/c

                          => 1/a+b-c+1/b+c-a+1/c+a-b>= 1/a+1/b+1/c

Dấu "=" xảy ra <=> a+b+c

 Vậy 1/a+b-c+1/b+c-a+1/c+a-b>= 1/a+1/b+1/c với a, b, c là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác. Dấu “=” xảy ra <=> a=b=c (đpcm)

phuong hoang lua
10 tháng 12 2017 lúc 19:51

Ngu oc cho heo 👎👎👎

Đoàn thị thảo
7 tháng 11 2018 lúc 21:14

bạn ơi hai cái cùng \(\ge\)sao có thể kết luận một cái lớn hơn cái kia chứ


Các câu hỏi tương tự
Cao Thanh Nga
Xem chi tiết
Park Chanyeol
Xem chi tiết
Lê Huy Hoàng
Xem chi tiết
Phạm Thị Hường
Xem chi tiết
nao
Xem chi tiết
khải nguyên gia tộc
Xem chi tiết
minh anh
Xem chi tiết
Cao Thanh Nga
Xem chi tiết
Bí Bầu
Xem chi tiết