Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huyền Tô

cho △ ABC cân tại A . Kẻ BD vuông góc AC( D∈AC) và E vuông góc với AB ( E∈AB)

a, CM : BD=CE

b,CM: ΔAED cân

c, goi I la giao điểm ủa BD và CE . CM:AI là tia phan giác của ∠A và AI vuông góc vs BC

Phạm Thảo Vân
24 tháng 1 2018 lúc 21:08

A B C E D I

a) Xét tam giác ADB và tam giác AEC ,có :

góc A : chung

AB = AC ( gt )

góc ADB = góc AEC ( = 90o )

=> tam giác ADB = tam giác AEC ( cạnh huyền - góc nhọn )

=> BD = CE ( hai cạnh tương ứng )

Vậy BD = CE

b) Vì tam giác ADB = tam giác AEC ( chứng minh trên ) => AD = AE ( hai cạnh tương ứng ) => tam giác AED cân tại A

Vậy tam giác AED là tam giác cân

c) Xét tam giác AIC và tam giác AIB , có :

AI : chung

AC = AB ( gt )

góc ACI = góc ABI ( tam giác ADB = tam giác AEC )

=> tam giác AIC = tam giác AIB ( c-g-c )

=> góc CAI = góc BAI ( hai góc tương ứng ) mà AI nằm giữa AC và AB => AI là tia phân giác của góc CAB hay AI là tia phân giác của góc A

Vậy AI là tia phân giác của góc A

Kiêm Hùng
24 tháng 1 2018 lúc 21:16

* Hình vẽ:

AEBCDI

a) Xét 2 tam giác vuông ΔACE và ΔABD có:

AB = AC ( ΔABC cân tại A)

A là góc chung

=> ΔACE = ΔABD ( cạnh huyền góc nhọn)

=> BD = CE ( 2 cạnh tương ứng)

b) Vì ΔACE = ΔABD (cmt)

=> AD = AE ( 2 cạnh tương ứng)

Vì ΔADE có AD = AE

=> ΔADE cân tại A

Bé Của Nguyên
24 tháng 1 2018 lúc 21:49

a) Xét tam giác vuông ADB và tam giác vuông AEC , có :

AB = AC ( ABC cân tại A )

A^ : cchung

=> tam giác vuông ADB = tam giác vuông AEC ( ch.gn)

=> BD = EC ( 2 cạnh t.ứ )

b)

Ta có :

tam giác vuông ADB = tam giác vuông AEC (cm câu a )

=> AD = AE (2 cạnh t.ứ )

=> tam giác AED cân tại A

c)

Xét tam giác vuông AEI và tam giác vuông ADI , có :

AE = AD (cm câu b )

AI :chung

=> tam giác vuông AEI = tam giác vuông ADI ( cgv. ch )

=> A^1 = A^2

=> AI là tia phân giác của A^

Gọi giao điểm của AI và ED là O

Trong tam giác cân 1 điểm là tất cả các đường còn lại

=> trong tam giác AED tia phân giác AO cũng là đường cao AO

=> AI vuông góc với ED

Mà ED // BC ( cùng tia phân giác AI )

=> AI vuông góc với BC

Nguyễn Hồ Thảo Chi
24 tháng 1 2018 lúc 23:01

a) Xét tam giác vuông ADB và tam giác vuông AEC , có :

AB = AC ( ABC cân tại A )

A^ : cchung

=> tam giác vuông ADB = tam giác vuông AEC ( ch.gn)

=> BD = EC ( 2 cạnh t.ứ )

b)

Ta có :

tam giác vuông ADB = tam giác vuông AEC (cm câu a )

=> AD = AE (2 cạnh t.ứ )

=> tam giác AED cân tại A

c)

Xét tam giác vuông AEI và tam giác vuông ADI , có :

AE = AD (cm câu b )

AI :chung

=> tam giác vuông AEI = tam giác vuông ADI ( cgv. ch )

=> A^1 = A^2

=> AI là tia phân giác của A^

Gọi giao điểm của AI và ED là O

Trong tam giác cân 1 điểm là tất cả các đường còn lại

=> trong tam giác AED tia phân giác AO cũng là đường cao AO

=> AI vuông góc với ED

Mà ED // BC ( cùng tia phân giác AI )

=> AI vuông góc với BC.


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Thái Nè
Xem chi tiết
nguyen dai duong
Xem chi tiết
Lucy Cute
Xem chi tiết
BÙi Tuấn Dũng
Xem chi tiết
quỳnh anh đoàn
Xem chi tiết
Thành
Xem chi tiết
Tinas
Xem chi tiết