Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nao Tomori

cho 3 điểm A,B,C thằng hàng theo thư tự lây E là trung điểm AB. gọi (O) là đường tròn tâm O di động nhưng luôn qua A và B

1/ tìm tập hợp các tâm O

2/ đường trung trực của AB cắt (O) tại I,J,CI,CJ cắt (O) tại M và N ( theo thứ tự) chứng tỏ IN và JM cắt nhau tại điểm D,C và D nằm giữa trên đường thẳng AB và các tiếp tuyến tại M,N của (O) cắt nhau tại trung điểm của CD

Thầy Giáo Toán
30 tháng 8 2015 lúc 22:46

Bài của bạn hay, nhưng bạn viết phần 2/ ẩu quá!.

Câu 1.  Vì O là tâm đường tròn qua hai điểm A,B nên \(OA=OB\to O\) nằm trên trung trực của đoạn thẳng AB cố định. Đảo lại với mỗi điểm O nằm trên trung trực AB, ta vẽ đường tròn tâm O bán kính OA thì đường tròn này đi qua AB.

Câu 2.  Vì IJ  là đường kính của đường tròn (O) nên \(JM\perp CI,IN\perp CJ,CE\perp JI\)  do đó ba đường thẳng \(JM,CE,IN\)  là ba đường cao của tam giác \(CJI\to\) ba đường này đồng quy tại trực tâm tam giác \(CJI.\) Vậy \(D\)  nằm trên đường thẳng AB.

Gọi F là giao điểm của tiếp tuyến tại M với đường thẳng AB. T

a có \(\angle FMC=90^{\circ}-\angle OMI=90^{\circ}-\angle OIM=\angle ECI=\angle MCF\to\Delta FMC\)  cân ở F. Mà tam giác MCD vuông ở M nên \(\angle FMD=\angle FDM\to\Delta DFM\) cân ở F. Thành thử \(F\) là trung điểm CD. Vậy tiếp tuyến ở M cắt CD tại trung điểm của CD.  Tương tự chứng minh được tiếp tuyến tại  N của (O) cũng đi qua trung điểm của CD. Vậy hai tiếp tuyến tại M,N cắt nhau ở tại trung điểm CD.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Trà My
Xem chi tiết
Song Eun Yong
Xem chi tiết
Đức Cao bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Anh Minh Cù
Xem chi tiết
Phạm Quang Anh
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
nhamthuhuyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Hương
Xem chi tiết