Bài 7: Cho 200 ml dung dịch CuCl2 2M phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH. Khi phản ứng kết thúc thu được kết tủa X và dung dịch Y. Lọc kết tủa rồi đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi.
a. Tính khối lượng của chất rắn thu được sau khi nung.
b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. Biết 𝐷𝐶𝑢𝐶𝑙2= 1,35 g/ml
Cho m gam hỗn hợp A (dạng bột) gồm Cu và Fe tác dụng với 100 ml dung dịch AgNO3 1M, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 13,36 gam hỗn hợp chất rắn gồm 2 kim loại. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Z và dung dịch T, lọc bỏ lấy kết tủa Z đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được p gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính giá trị của p.
b. Tính khối lượng của kim loại đồng có trong A. Biết m = 5,44 gam
Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị II không đổi trong các hợp chất. Chia 29,6 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem hòa tan tỏng dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO. Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, đến khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
– Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
Cho 250 ml dung dịch FeCl2 0,2M tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính m. b) Tính CM của các chất trong dung dịch X (coi V không đổi).
Dung dịch B chứa hai chất tan là H2SO4 và Cu(NO3)2 , 100ml dung dịch B phản ứng vừa đủ với 62,5 ml dung dịch NaOH 16% ( d = 1,12). Lọc lấy kết tủa sau phản ứng, đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, được 1,6 gam chất rắn. Tìm nồng độ mol của dung dịch B. (H2SO41M;0,4M)
Dung dịch B chứa hai chất tan là H2SO4 và Cu(NO3)2. 50 ml dung dịch B phản ứng vừa đủ với 31,25 ml dung dịch NaOH 16%, d = 1,12 g/ ml. Lọc lấy kết tủa sau phản ứng đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 1,6 gam chất rắn. Tìm nồng độ mol/lit của dung dịch B
cho 200 gam dung dịch NaOH 4% vào dung dịch CuSO4. Sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được a gam. Tính a gam
Hỗn hợp rắn X gồm M, MO và MCl2 (M là kim loại có hóa trị II không đổi). Cho 18,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, sau phản ứng thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 18,0 gam chất rắn. Mặt khác, khi cho 18,7 gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch CuCl2 1,0M, sau phản ứng, tách bỏ chất rắn rồi cô cạn dung dịch, thu được 65,0 gam muối khan. Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn.
Xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất có trong hỗn hợp X.
Hòa tan hết 5,34 gam hỗn hợp X gồm Zn và Mg trong 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,4M và H2SO4 0,08M, thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,43 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết V ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,05M vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa lớn nhất ; lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của V, m.