Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Minh

Chiến tranh nha phiến có ý nghĩa gì?

Tạ Bảo Trân
15 tháng 2 2022 lúc 20:17

Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, còn được gọi là Chiến tranh thuốc phiện lần 1 hay Chiến tranh Anh-Thanh, là một loạt các cuộc giao tranh quân sự giữa Đế quốc Anh và nhà Thanh của Trung Quốc.

HT

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Minh
28 tháng 2 2022 lúc 14:36

Chiến tranh Nha phiến (giản thể: 鸦片战争; phồn thể: 鴉片戰爭; bính âm: Yāpiàn Zhànzhēng), hay Các cuộc chiến Anh-Trung là hai cuộc chiến xảy ra giữa thế kỷ 19 (1840 – 1843 và 1856 – 1860) gây nên xung đột kéo dài giữa Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh và đế quốc Anh. Trong cuộc chiến lần thứ hai, Pháp, Nga và Hoa Kỳ đã kề vai sát cánh cùng Anh để đánh Trung Quốc.[1][2]

Nguyên do cuộc chiến tựu quanh việc chính phủ Anh đòi quyền tự do buôn bán nha phiến từ Ấn Độ thuộc Anh sang Trung Quốc trong khi nhà Mãn Thanh có lệnh nghiêm cấm.

Trung Quốc hoàn toàn thất bại trong hai cuộc chiến với hậu quả phải công nhận thương quyền buôn nha phiến của ngoại quốc. Hơn nữa triều đình Mãn Thanh phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, chịu mở nhiều cảng cho các nước ngoài vào thông thương. Hồng Kông thì bị cắt làm nhượng địa cho đế quốc Anh. Nhiều nước đế quốc (Đức, Pháp, Nhật, Nga,...) khác theo chân nước Anh và đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhiều điều kiện bất bình đẳng ngay trên đất Trung Quốc. Mối nhục này của triều đình Mãn Thanh trước các cường quốc Tây phương là ngòi lửa góp phần cho cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1850 - 1864), rồi Nghĩa Hòa Đoàn (1899 - 1901) và cuối cùng là Cách mạng Tân Hợi, kết thúc thời đại phong kiến Mãn Thanh (1911).

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bảo Danh
15 tháng 4 2022 lúc 20:11

tra google

chu thị huyền my
20 tháng 10 2022 lúc 20:51

Chiến tranh thuốc phiện lần 1 hay Chiến tranh Anh-Thanh, là một loạt các cuộc giao tranh quân sự giữa Đế quốc Anh và nhà Thanh của Trung Quốc. Nguyên nhân chính là do triều đình Trung Hoa bắt đầu triệt phá các đường dây buôn bán thuốc phiện và đe dọa tử hình với những kẻ phạm tội. Điều này trực tiếp gây tổn hại đến sự thống trị về thương mại của người Anh, khiến họ chống lại việc cấm thuốc phiện của Trung Hoa. Kết quả, quân đội nhà Thanh bị đánh bại, và buộc phải chấp nhận trao cho các cường quốc phương Tây những đặc quyền giao thương với Trung Quốc.

Trước đó, nhu cầu về xa xỉ phẩm của nhà Thanh, đặc biệt là lụa, sứ, các hương liệu, trà,... đã gây mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Anh. Bạc của Anh chảy vào Trung Hoa thông qua Hệ thống Quảng Đông (hệ thống hạn chế giao thương, chỉ cho phép thương nhân ngoại quốc kinh doanh ở thành phố cảng Quảng Châu) với số lượng lớn dần theo từng ngày.

Để đối phó lại sự mất cân bằng này, Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu tổ chức trồng và chế biến thuốc phiện với số lượng hàng trăm hecta tại các đồn điền thuộc sở hữu tư nhân của công ty này ở Bengal, Bangladesh. Họ cho phép các thương nhân người Anh tuồn lậu nó vào Trung Quốc với số lượng hàng tấn. Đường dây buôn lậu thuốc phiện này đã làm đảo ngược thặng dư thương mại, gây thâm hụt ngân khố quốc gia và gia tăng số người nghiện tại Trung Quốc, khiến giới quan chức nhà Thanh cực kì lo ngại.

Năm 1839, Hoàng đế nhà Thanh là Đạo Quang từ chối các đề xuất hợp pháp hóa và đánh thuế thuốc phiện, phái Khâm sai đại thần Lâm Tắc Từ tới Quảng Châu để ngăn chặn hoàn toàn việc buôn bán thuốc phiện.[8] Ông Lâm có viết một bức thư ngỏ cho Victoria của Anh kêu gọi trách nhiệm của quân chủ Anh quốc trong việc ngăn chặn buôn bán thuốc phiện.[9]

Không nhận được phản hồi, Lâm Tắc Từ liền đề xuất đóng cửa các quầy hàng nha phiến của thương nhân Anh và Mỹ ở Quảng Đông để đổi lấy trà, nhưng không thành. Sau đó, ông ra lệnh phong tỏa các tàu nước ngoài và huy động quân triều đình để lục soát, tịch thu tổng cộng 20 283 rương thuốc phiện (khoảng 1210 tấn).[10] Toàn bộ số thuốc phiện này đều bị ông ra lệnh cho lính Thanh đốt hết sạch để tiêu hủy.

Chính phủ Anh đáp trả bằng cách phái một lực lượng quân sự đến Trung Quốc. Trong cuộc xung đột sau đó, Hải quân Hoàng gia Anh với sức mạnh hải quân và hỏa lực áp đảo đã chiến thắng một loạt các trận chiến quyết định trước nhà Thanh ở Trung Hoa,[11] chiến lược sau này được gọi là ngoại giao pháo hạm.

Năm 1842, triều Thanh buộc phải ký điều ước Nam Kinh, là thứ đầu tiên mà người Trung Quốc sau này gọi là các hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó, Anh Quốc được bồi thường và được trao quyền giao thương, còn nhà Thanh bị bắt phải mở năm cảng hiệp ước cho các thương nhân nước ngoài và nhượng lại đảo Hồng Kông cho Đế quốc Anh.

Tuy nhiền, nhằm thỏa mãn các mục tiêu cải thiện quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc, nước Anh tiếp tục phát động cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai (1856–60), dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội tại Trung Quốc, cụ thể là cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc.[12] Ở Trung Quốc, cuộc chiến được coi là khởi đầu của lịch sử Trung Hoa hiện đại.[13]

chu thị huyền my
21 tháng 10 2022 lúc 8:49

Các cuộc chiến Anh-Trung là hai cuộc chiến xảy ra giữa thế kỷ 19 (1840 – 1843 và 1856 – 1860) gây nên xung đột kéo dài giữa Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh và đế quốc Anh. Trong cuộc chiến lần thứ hai, Pháp, Nga và Hoa Kỳ đã kề vai sát cánh cùng Anh để đánh Trung Quốc.[1][2]

Nguyên do cuộc chiến tựu quanh việc chính phủ Anh đòi quyền tự do buôn bán nha phiến từ Ấn Độ thuộc Anh sang Trung Quốc trong khi nhà Mãn Thanh có lệnh nghiêm cấm.

Trung Quốc hoàn toàn thất bại trong hai cuộc chiến với hậu quả phải công nhận thương quyền buôn nha phiến của ngoại quốc. Hơn nữa triều đình Mãn Thanh phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, chịu mở nhiều cảng cho các nước ngoài vào thông thương. Hồng Kông thì bị cắt làm nhượng địa cho đế quốc Anh. Nhiều nước đế quốc (Đức, Pháp, Nhật, Nga,...) khác theo chân nước Anh và đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhiều điều kiện bất bình đẳng ngay trên đất Trung Quốc. Mối nhục này của triều đình Mãn Thanh trước các cường quốc Tây phương là ngòi lửa góp phần cho cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1850 - 1864), rồi Nghĩa Hòa Đoàn (1899 - 1901) và cuối cùng là Cách mạng Tân Hợi, kết thúc thời đại phong kiến Mãn Thanh (1911).


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Lê Anh  Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Khang Nguyễn Phạm Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Đinh Thị Kim Hằng
Xem chi tiết