- Đem hiđro hóa hỗn hợp không làm thay đổi thành phần C có trong hỗn hợp.
- Vậy khí CO 2 thu được ở phần 2 bằng lượng khí thu được ở phẩn 1 và bằng 22,4 lít.
- Chọn đáp án B.
- Đem hiđro hóa hỗn hợp không làm thay đổi thành phần C có trong hỗn hợp.
- Vậy khí CO 2 thu được ở phần 2 bằng lượng khí thu được ở phẩn 1 và bằng 22,4 lít.
- Chọn đáp án B.
Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở làm hai phần bằng nhau. Phần (1) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,08 gam nước. Phần (2) tác dụng với H 2 dư (Ni,t0) thu được hỗn hợp X. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được thể tích khí C O 2 (đktc) là
A. 1,568 lít
B. 0,672 lít
C. 1,344 lít
D. 2,688 lít
Chia hỗn hợp gồm C3H6, C2H4, C2H2 thành hai phần đều nhau.
Phần 1: đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lít CO2 (đktc).
Phần 2: Hiđro hoá rồi đốt cháy hết thì thể tích CO2 thu được (đktc) là bao nhiêu?
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 3,36 lít.
Chia hỗn hợp 2 anken thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong không khí thu được 6,3 gam H2O. Phần hai cộng H2 được hỗn hợp A. Nếu đốt cháy hoàn toàn phần hai thì thể tích CO2 (đktc) tạo ra là:
A. 3,36 lít
B. 7,84 lít
C. 6,72 lít
D. 8,96 lít
Hỗn hợp X gồm ancol và một axit hữu cơ. Chia X thành 3 phần bằng nhau:
- Cho phần 1 tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí không màu (đktc)
- Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 39,6 gam CO2
- Thực hiện phản ứng este hóa phần 3 thu được este Y. Đốt cháy hoàn toàn 15,3 gam Y thấy tạo thành 16,8 lít CO2 (đktc) và 13,5 gam H2O.
Số CTCT có thể có của Y là:
A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 9.
Oxi hóa ancol đơn chức X thu được anđehit Y. Hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần 2 đốt cháy hoàn toàn, thu được 33,6 lít khí (đktc) CO2 và 27 gam H2O. Tên gọi của X là:
A. Ancol metylic.
B. Ancol etylic.
C. Ancol allylic.
D. Ancol iso-butylic.
Một hỗn hợp H gồm ankan X và anken Y được chia thành 2 phần:
- Phần I: có thể tích là 11,2 lít, đem trộn với 6,72 lít H2, đun nóng (có xúc tác Ni) đến khi phản ứng hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu thì thấy hỗn hợp khí sau phản ứng có thể tích giảm 25% so với ban đầu.
- Phần II: nặng 80 gam, đem đốt cháy hoàn toàn thu được 242 gam CO2.
Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:
A. C4H10 và C3H6.
B. C3H8 và C2H4.
C. C2H6 và C3H6.
D. CH4 và C4H8.
Chia hỗn hợp gồm hai Ancol đơn chức X, Y (MX < MY) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần (1) thu được 2,8 lít khí CO2 (đktc) và 3,15 gam H2O. Đun nóng phần (2) với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp E gồm 0,625 gam hỗn hợp ba ete và hai Ancol dư. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên thu thể tích hơi bằng thể tích của 0,21 gam khí N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Trong E có tỉ lệ số mol của X với số mol của Y là
A. 4 : 3.
B. 1 : 1
C. 3 : 4.
D. 2 : 3.
Hỗn hợp X gồm 1 axit A, B trong đó M A < M B , n A : n B = 3 : 2 ,. Chia X làm hai phần bằng nhau.
Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,272 lít CO2 (đktc)
Phần 2: cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch hỗn hợp NaOH 1,2M; KOH 1,6M thấy có 100ml dung dịch đã phản ứng. Cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắng khan.
Giá trị của m là:
A. 14,55
B. 21,44
C. 24,86
D. 18,54
Chia đôi V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm axetilen và hidro. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 9 gam nước. Dẫn phần 2 qua ống sứ đựng bột Ni đun nóng, thu được khí X. Dẫn X lần lượt qua dung dịch dư AgNO3 trong NH3 và dung dịch dư brom đựng trong các bình A và B nối tiếp. Ở bình A thu được 12 gam kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí Y đi ra từ bình B được 4,5 gam nước. Giá trị của V và số mol brom đã phản ứng tối đa trong B là
A. 11,2 lít và 0,2 mol
B. 22,4 lít và 0,1 mol
C. 22,4 lít và 0,2 mol
D. 11,2 lít và 1,01 mol