Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Thọ Thắng

chỉ ra sự thật lịch sử trong truyện Thánh Gióng

✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
6 tháng 10 2019 lúc 17:10

Cốt lõi sự thật lịch sử trong truyền thuyết Thánh Gióng:

- Vào thời Hùng Vương, các cuộc chiến chông ngoại xâm trở nên ác liệt hơn, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân.

- Hình ảnh ngựa sắt, roi sắt còn nói đến sự phát triển lịch sử, chúng ta đã vươn tới thời đại đồ sắt.

- Dân tộc Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã anh dũng đánh giặc và chiến thắng kẻ thù, bảo vệ bờ cõi. Khi đã chiến thắng kẻ thù, dân tộc ta vẫn luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, vì thế dù bay về trời, Gióng vẫn để lại giáp sắt cho non sông, dân tộc.

1) Đời Hùng Vương thứ 6 người dân đã bt rèn áo giáp sắt , các đồ dùng ,trang bị bằng sắt ( roi , ...)

2) Nhân dân đoàn kết chống giặc Minh

3) Nhân dân biết trồng trọt , phân chi giai cấp

học tốt

Nguyễn Huỳnh Đăng Nhựt
6 tháng 10 2019 lúc 17:17

thì giúp dân

Thánh Gióng là nhân vật Truyền thuyết do người Việt muốn thể hiện ý chí chống giặc ngoại xâm mà tạo nên.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về Thánh Gióng như sau :

    Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi, ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói : " Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì " . Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa, vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh. Quân giặc tự quay giáo, đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vườn nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương ( đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng ).

Chi tiết có thật nhất chính là làng Phù Đổng nay thuộc Gia Lâm - Hà Nội.

Ngoài ra, Thánh Gióng là một trong Tứ Bất Tử của người Việt Nam ( Tứ Bất Tử là tên gọi chung của bốn vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn thần ( Sơn Tinh ), Phù Đổng Thiên Vương ( Thánh Gióng ), Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công Chúa ).

chúc bn hok tốt ~

•Mυη•
6 tháng 10 2019 lúc 17:36

Bạn tham khảo bài này :

Thánh gióng là nhân vât Truyền thuyết do người Việt muốn thể hiện ý chí chông giặc ngoại xâm mà tạo nên 
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về Thánh Gióng như sau: 

Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh. Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vường nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng). 
Chi tiết có thật nhất chính là làng Phù Đổng nay thuộc Gia Lâm - Hà Nội. 
Ngoài ra Thánh Góng là một trong Tứ Bất Tử của người Việt Nam (Tứ bất tử là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công chúa.)

~ Học tốt ~

Nhớ k cho mình nhé ! Cám ơn


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Phạm Minh Quân
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Bé TaeTae
Xem chi tiết
Love Muse
Xem chi tiết
hàng hữu đăng
Xem chi tiết
Trần Hưng Thịnh
Xem chi tiết
Chử Thảo Nhi
Xem chi tiết
Nghiêm Huyền Anh
Xem chi tiết