Chị A là công nhân đang làm việc tại một Công ty may xuất khẩu từ ngày 1/3/2012 theo chế độ hợp đồng lao động thời hạn 3 năm. Tháng 8/2014, chị A nghỉ sinh con 6 tháng theo quy định. Đầu tháng 2/2015, chị A trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh, ngày 15/2/2015 chị được Giám đốc Công ty thông báo Công ty sẽ ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 1/3/2015 và giải quyết các quyền lợi đối với chị theo quy định của pháp luật. Theo Bộ Luật lao động, Giám đốc công ty đã vi phạm về nội dung nào?
A. Bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng người lao động và người sử dụng lao động.
C. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Thấy chị T được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 30 phút vì đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi. Chị N (đang độc thân) cũng yêu cầu được nghỉ như chị T vì cùng lao động như nhau. Theo quy định của pháp luật thì chị N có được nghỉ như chị T không?
A. Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc của công ty
B. Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật
C. Cung được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động và cùng là lao động nữ
D. Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động và cùng là lao động nữ
Giám đốc Công ty Y quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị H trong thời gian chị H đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi, vì lý do chị không hoàn thành công việc. Quyết định của Giám đốc công ty đã xâm phạm tới
A. quyền ưu tiên lao động nữ trong công ty.
B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. quyền bình đẳng giữa các lao động trong công ty.
D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Do mâu thuẫn với Giám đốc công ty, chị H đang nuôi con nhỏ dưới 10 tháng tuổi, bị Giám đốc công ty điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn so với lao động nam. Trong trường hợp này, Giám đốc coog ty đã không thực hiện nội dung nào về bình đẳng trong lao động ?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa cán bộ công nhân viên.
Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, chị A làm đơn xin nghỉ thêm một tháng và được giám đốc Y chấp nhận. Vì thiếu người làm, giám đốc Y đã tuyển thêm nhân viên mới thay thế vị trí của chị A. Khi đi làm trở lại, chị A bị giám đốc điều chuyển sang làm công việc khác không đúng với hợp đồng lao động đã kí. Chị A phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình
A. Tố cáo
B. Khiếu nại
C. Kháng nghị
D. Phản biện
Công ty V xa thải chị M trong thời gian chị nghỉ chế độ thai sản, công ty V đã vi phạm quyền bình đẳng về?
A.Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B.Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C.Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D.Cả A,B,C.
Công ty V xa thải chị M trong thời gian chị nghỉ chế độ thai sản, công ty V đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A.Học tập
B.Kinh doanh
C.Lao động
D.Chính trị
Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Giám đốc công ty. Trong trường hợp này, Giám đốc công ty đã
A. vi phạm giao kết hợp đồng lao động
B. vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
C. vi phạm quyền bình đẳng tự do sử dụng sức lao động
D. vi phạm quyền tự do lựa chọn việc làm
Trong thời gian nghỉ thai sản, chị M bị công ty N ra quyết định nghỉ việc. Chị M đã làm đơn khiếu nại quyết định trên. Trong trường hợp này pháp luật đã:
A. giúp chị M bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
B. giúp chị M bảo vệ được việc làm của mình.
C. gây ra rắc rối cho công ty N.
D. bảo vệ hoạt động cho công ty N.