Chất X mạch hở có công thức phân tử là C5H12O. X tác dụng với Na nhưng không bị oxi hóa nhẹ bởi CuO nung nóng. Hãy cho biết tên gọi của X
A. 2-Metylbutanol - 1
B. 2- Metyl butanol - 2
C. 3-Metyl butanol - 2
D. pentanol - 3
Hợp chất X no, mạch hở có phần trăm khối lượng C và H lần lượt bằng 66,67% và 11,11% còn lại là O. tỉ số hơi của X so với oxi bằng 2,25
-Tìm công thức phân tử của X
-X không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng khi tác dụng với hidro sinh ra X1. X1 tác dụng được với natri giải phóng hidro. Viết công thức cấu tạo va gọi tên của hợp chất X?
Hợp chất X có công thức phân tử CnH2nO2. Chất X không tác dụng với Na, khi đun nóng X với axit vô cơ được 2 chất X1 và X2. Biết rằng X1 có tham gia phản ứng tráng gương; X2 khi bị oxi hóa cho metanal. Giá trị của n là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Oxi hóa 1 mol ancol no, mạch hở X bằng CuO, đun nóng được Y. Cho toàn bộ Y phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 được 4 mol Ag. Cho 1 mol X tác dụng hết với Na được một mol H2. đốt cháy một mol X cho lượng CO2 nhỏ hơn 90 gam. tìm Công thức phân tử của X
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C2H4(OH)2
D. C3H6(OH)3
Một chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh, chỉ chứa C, H, O. Trong phân tử X chỉ chứa các nhóm chức có nguyên tử H linh động, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Khi cho X tác dụng với Na dư thì thu được số mol H2 bằng số mol của X phản ứng. Biết X có khối lượng phân tử bằng 90 đvC. X có số công thức cấu tạo phù hợp là:
A. 5
B. 4
C. 6
D. 7
Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở ( đều chứa C, H, O) và có cùng số phân tử khối là 60. Cả 3 chất đều có phản ứng với Na giải phóng khí H2. Khi oxi hóa X có xúc tác thích hợp tạo ra X1 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Y tác dụng với NaOH còn Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z lần lượt là :
A. (CH3)2CHOH; HCOOCH3; HOCH2CHO
B. CH3CH2CH2OH; CH3COOH; HOCH2CHO
C. (CH3)2CHOH; CH3COOH; HCOOCH3
D. CH3CH2CH2OH; CH3COOH; CH3OC2H5
X, Y, Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạC. Y không tác dụng được với Na nhưng có phản ứng tráng bạC. Z không tác dụng được với Na và không có khả năng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH.
B. CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH.
C. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO.
D. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3.
X, Y, Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng được với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Z không tác dụng được với Na và không có khả năng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH.
B. CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH.
C. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO.
D. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3.