Câu | Nội dung câu hỏi |
1 | Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây? A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin B. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa C. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô D. Áp sát thước nhựa vào một đầu của một thanh nam châm |
2 | Đưa hai vật đã bị nhiễm điện âm gần nhau thì chúng: A. Hút nhau B. Hút nhau rồi sau đó lại đẩy nhau C. Đẩy nhau D. Không có hiện tượng gì xảy ra |
3 | Vật dụng nào sau đây không có dòng điện chạy qua A. Điện thoại đang thực hiện cuộc gọi C. Loa đang phát nhạc B. Bòng đèn đang sáng D. Tủ lạnh chưa cắm điện |
4 | Dòng điện trong kim loại là gì? A. Là dòng các electon tự do dịch chuyển có hướng B. Là dòng các electron dịch chuyển có hướng C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử dịch chuyển có hướng D. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng |
5 | Chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi: A. Từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện. B. Từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. C. Từ cực âm tới cực dương rồi lại từ cực dương tới cực âm của nguồn điện. D. Không theo một quy luật nào cả. |
6 | Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện? A. Nhựa B. Cao su C. Sắt D. Gỗ khô |
7 | Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất dẫn điện? A. Đoạn dây đồng B. Miếng sắt C. Mảnh nhựa D. Mảnh nhôm |
8 | Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Ấm siêu tốc B. Quạt máy C. Nồi cơm điện D. Bàn ủi |
9 | Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích? A. Quạt điện B. Bàn là điện C. Bếp điện D. Nồi cơm điện |
10 | Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện? A. Dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật các cơ B. Dòng điện chạy qua quạt là quạt quay C. Dòng điện chạy qua bếp điện làm bếp điện nóng lên D. Dòng điện chạy qua mỏ hàn làm mỏ hàn nóng lên |
11 | Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây ? A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng từ C. Tác dụng phát ra âm thanh D. Tác dụng phát sáng |
12 | Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ gì? A. U B. V C. I D. D |
13 | Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là: A. Vôn kế B. Am pe kế C. Nhiệt kế D. Lực kế |
14 | Am pe kế là dụng cụ dùng để đo A. Cường độ dòng điện B. Nhiệt độ C. Khối lượng D. Hiệu điện thế |
15 | Đơn vị đo cường độ dòng điện là: A. Vôn (V) B. Niu tơn (N) C. Ampe (A) D. Mét khối (m3) |
16 | Để đo cường độ dòng điện khoảng 120mA, ta nên chọn ampe kế nào trong các ampe kế sau: A. Ampe kế có GHĐ là 100mA – ĐCNN là 2mA B. Ampe kế có GHĐ là 150mA – ĐCNN là 1mA C. Ampe kế có GHĐ là 15mA – ĐCNN là 0,2mA D. Ampe kế có GHĐ là 5mA – ĐCNN là 0,05mA |
17 | Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là I1 và cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ2 là I1. Khi đó: A. I1 > I2 B. I1 > I2 C. I1 > I2 D. I1 I2 |
18 | Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ gì? A. U B. V C. I D. P |
19 | Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế là: A. Vôn kế B. Am pe kế C. Nhiệt kế D. Lực kế |
20 | Đơn vị đo hiệu điện thế là: A. Vôn (V) B. Mét (m) C. Ampe (A) D. Kilogam (kg) |
21 | Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không? A. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6 V khi chưa mắc vào mạch. B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch. C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín. D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng. |
22 | Bạn An dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện, kết quả thu được là 12 Vôn. An đã dùng Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp nhất là: A. 12,5 V và 0,1 V B. 12,5 V và 0,01 V C. 15 V và 0,1 V D. 12 V và 0,5 V |
23 | Có hai bóng đèn cùng loại 2,5 V được mắc nối tiếp và nối với hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế hợp lý nhất giữa hai cực của nguồn điện sẽ là: A. 5V B. 2,5V C. 5,5V D. 25V |
24 | Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp vào một nguồn điện có hiệu điện thế là U, hiệu điện thế trên đèn Đ1 là U1 và hiệu điện thế trên đèn Đ2 là U2. Khi đó: A. U> U1 + U2 B. U <U1 + U2 C. U= U1 + U2 D. U= U1 - U2 |