Câu1: Cơ thể bình thường có kiểu gen Aa. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Oa. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?
Câu 2: Cơ thể bình thưởng có kiểu gen Dd. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Ddd. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Nêu cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó? (Nếu đề cho k có biến đổi cấu trúc thì k có TH đb cấu trúc)
Câu 3: Ở ruồi giấm phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt đỏ kém một axit amin và có 2 axit amin mới. Hãy cho biết:
a. Những biến đổi xảy ra trong gen quy định mắt trắng
b. Gen quy định mắt đỏ dài hơn gen quy định mắt trắng là bao nhiêu Ăngxtrông?
Câu 1. Đột biến xảy ra trong giảm phân, mất 1 NST ở cơ thể bố hoặc mẹ. Khi thụ tinh, giao tử O này kết hợp với giao tử bình thường a ⇒ tạo ra cơ thể Oa.
Câu 2. Trường hợp 1. Đột biến thể tam nhiễm. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cặp NST Dd không được phân chia ở kì sau. Khi thụ tinh, cặp NST này kết hợp với giao tử bình thường d ⇒ tạo ra cơ thể Ddd.
Trường hợp 2. Đột biến thể đa bội. Giao tử d đột biến thành dd, khi thụ tinh, NST dd kết hợp với giao tử bình thường D ⇒ tạo ra cơ thể Ddd.
Câu 3. a) Protein tạo ra do đột biến gen ít hơn bình thường 1 axit amin và có 2 axit amin mới.Vậy chứng tỏ mất 3 cặp nucleôtit (tương đương với 1 bộ ba) và xuất hiện 2 bộ ba mới, còn các bộ ba khác giữ nguyên → 3 nu bị mất thuộc 3 bộ ba kế tiếp.
b) Số nu gen mắt đỏ hơn gen mắt trắng là 2.3 -3 = 3 (nu)
Gen mắt đỏ dài hơn gen mắt trắng là: 3. 3,4 = 10,2 Å