Đọc đoạn văn:
“Lê Thận nâng gươm ngang đầu nói với Lê Lợi: (1)
- Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn (2). Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc (3).”
Câu văn nào thể hiện hành động khẳng định, nhận định:
A. Câu 1
B. Câu 2
C. Câu 3
D. Kết hợp cả câu 2 và 3
Đặt câu :
- Một hành động nói thuộc nhóm trình bày
- _________________________ điều khiển
- _________________________ hứa hẹn
- _________________________ bộc lộ cảm xúc
- Một hành động nói hỏi
2. Đặt câu để thực hiện:
– Một hành động thuộc nhóm trình bày;
– Một hành động thuộc nhóm điều khiển;
– Hành động hỏi;
– Một hành động thuộc nhóm hứa hẹn;
– Một hành động thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc;
Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:
a) Tiếng chó sủa vang các xóm.
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
(Sự tích Hồ Gươm)
c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.
(Nam Cao, Lão Hạc)
1) Xét theo mục đích nói, câu " Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !" thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì ?
A. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc .
B. Câu nghi vấn và thực hiện hành động nói điều khiển.
C. Câu cảm thán và thực hiện hành động nói trình bày.
D. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói.
2) Câu nào dưới đây, không dùng để thông báo ?
A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân ( Hồ Chí Minh )
B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.( Tôn - xtoi ).
C. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới ( Tế Hanh ).
D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang ( Hồ Chí Minh ).
3) Trong các câu phủ định sau, câu phủ định nào dùng để miêu tả ?
A. Trong tù không rượu cũng không hoa. ( Hồ Chí Minh )
B. Em không cho bán chị Tý. ( Ngô Tất Tố )
C. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu. ( Nam Cao )
D. Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà ( Mô-li-e )
Câu nào thuộc kiểu hành động nói điều khiển trong các câu sau :
A. Tôi bật cười bảo lão
B. Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!
C. Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
D. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Bài 2: Xét theo mục đích nói, những câu văn sau thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?
1.Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
->
2. Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
->
3. Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh.
->
4. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
->
5. Đào tổ nông thì cho chết!
->
6. Một người hỏi nhà hiền triết: (1)
-Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên? (2)
Nhà hiền triết trả lời: (3)
-Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ, còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (4)
->
7. Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghê
->
8. Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm.
->
Bài 2: Xét theo mục đích nói, những câu văn sau thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?
1.Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
2. Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
3. Anh đã nghĩ thương em thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh.
4. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
5. Đào tổ nông thì cho chết!
6. Một người hỏi nhà hiền triết: (1)
-Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên? (2)
Nhà hiền triết trả lời: (3)
-Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ, còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (4)
7. Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghê
8. Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm.
Đoạn trích dưới đây có ba câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy.
Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
- Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau (a). Anh nhớ chưa? Anh hứa đi (b).
- Anh xin hứa (c).
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)