Trong các câu sau đây,câu nào là câu ghép?
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể.
Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi.
Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu.
Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
Xác định câu nghi vấn và hình thức nghi vấn trong các đoạn sau:
a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão về tôi còn hỏi:
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
(Nam Cao – Lão Hạc)
b. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà mới mười một giờ, đã đến giờ “ốp” đâu ? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
c. Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
(Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu)
Trường hợp nào sau đây không sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ( Giúp mk vs ạ )
A Con ở miền nam ra thăm lăng bác
B Cậu vàng đi đời rồi ,ông giáo ạ !
C Bác đã đi rồi sao , Bác ơi !
D Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà
Câu nào nêu đúng nhất tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh trong câu thơ sau:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Tìm những câu nghi vấn trong những câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn:
a. Tôi hỏi cho có chuyện:
Thế nó cho bắt à?
b. Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
c. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
d. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.
a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
(Nam Cao, Lão Hạc)
d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
g) Em tôi sụt sịt bảo:
- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ", nhà văn Ngô Tất Tố có đoạn kể:
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang :
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn?
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.
...Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt.
Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
1. Cho biết xuất xứ của văn bản “Tức nước vỡ bờ" và thể loại của tác phẩm có chứa văn bản này .
2. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong hoàn cảnh nào? Qua đó em thấy được nét đẹp nào của nhân vật chị Dậu.
3. Tìm trong đoạn trích trên: từ tượng hình,tượng thanh, trợ từ, thán từ , tình thái từ và một câu ghép .
4. Nêu công dụng của các dấu hai chấm trong đoạn trích trên
5. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng viết về đề tài người nông dân. Cho biết tên tác giả.
6.Viết đoạn văn tổng phân hợp giới thiệu ( thuyết minh) về tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong đoạn sử dụng một câu ghép và một trợ từ ( gạch chân và chú thích rõ).
Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ", nhà văn Ngô Tất Tố có đoạn kể:
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang :
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn?
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.
...Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt.
Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
1. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong hoàn cảnh nào? Qua đó em thấy được nét đẹp nào của nhân vật chị Dậu.
2. Tìm trong đoạn trích trên: từ tượng hình,tượng thanh, trợ từ, thán từ , tình thái từ và một câu ghép .
3. Nêu công dụng của các dấu hai chấm trong đoạn trích trên
4. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng viết về đề tài người nông dân. Cho biết tên tác giả.
Bài 3. Chỉ ra các tình thái từ
a. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà mắt mỡ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
b. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
c. Bác trai đã khá rồi chứ?
d. Cai lệ vẫn giọng hằm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ giỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Xác định câu cầu khiến trong những đoạn trích sau:
a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần:
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
b. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì
cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
(Lão Hạc – Nam Cao)
c. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng,