Câu nào là câu ghép có quan hệ giải thích?
a)Mọi người im lặng: cô giáo vào lớp.
b)Thầy giáo giảng bài và chúng tôi lắng nghe
c)Các bạn vừa đi thì Lan đến.
d)Tôi đi và nó cũng đi theo.
Câu nào là câu ghép có quan hệ giải thích?
a)Mọi người im lặng: cô giáo vào lớp.
b)Thầy giáo giảng bài và chúng tôi lắng nghe
c)Các bạn vừa đi thì Lan đến.
d)Tôi đi và nó cũng đi theo.
Chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa hai vế của các câu ghép sau:
a. Dù Lan bị ốm nhưng bạn ấy vẫn đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi.
b. Mưa càng lúc càng to, gió mỗi lúc một mạnh.
c. Tôi vừa đi vắng thì anh cũng vừa đến.
d. Chúng ta đi xem phim hay chúng ta ở nhà?
e. Một người thì cao, gầy còn một người thì lùn, mập.
g. Tôi làm xong bài rồi tôi đi đá bóng.
Câu chuyện về bạn Minh có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng em những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần. Khi đến bài tập thứ năm, cả lớp chỉ có một cánh tay dơ lên, đó là cánh tay của bạn Minh. Chúng em cũng không có bất ngờ gì cả, vì Minh luôn là một học sinh nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi của lớp. Lần này cũng vậy, trước bài toán hóc búa nhất, Minh vẫn có thể giải được một cách trơn tru. Thầy giáo rất hài lòng nên cho Minh mười điểm vào sổ.
Nhưng sau đó, một lần đi xuống dưới lớp, thầy giáo đã phát hiện ra quyển sách giáo khoa của Minh chằng chịt những lời giải, thầy giáo đã vô cùng tức giận bắt Minh đứng lên trước lớp, thầy giáo cho rằng Minh đã lừa thầy dối bạn, vì quyển sách đã có lời giải nên Minh mới có thể làm tốt bài toán vừa rồi đến vậy. Và đặc biệt là ngay từ buổi đầu tiên thầy giáo vào lớp đã yêu cầu các bạn không được dùng những quyển sách cũ có lời giải, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo. Trước sự giận dữ của thầy, Minh cũng vô cùng sợ hãi, lắp bắp nói: “Thưa….thầy…em không có nhìn lời giải trong sách…đây là do em tự làm”.
Lời thanh minh lắp bắp vì quá lo lắng, căng thẳng của Minh khiến cho thầy giáo nghĩ rằng Minh đến nước này rồi mà không thừa nhận hành vi của mình mà vẫn nói dối mọi người. Thầy giáo lớn tiếng quát: “Em bảo tôi tin tưởng vào mấy lời giải thích không có chút căn cứ nào của em ư? Viết bản kiểm điểm và nộp cho tôi vào giờ sau, nếu không thì cũng không cần vào lớp học của tôi nữa”. Thầy giáo đập bàn nói xong thì đi ra khỏi lớp, Minh ụp mặt xuống cánh tay vô cùng buồn bã, có phần uất ức. Thực ra trong lớp em không ai tin Minh là người như vậy cả, bởi Minh thông min học giỏi là điều ai cũng biết, bài toán vừa rồi minh hoàn toàn có đủ năng lực để làm. Nhưng vấn đề là ở quyển sách có lời giải mà Minh không chịu nói kia.
Từ ngày hôm ấy, Minh trở nên trầm lắng hơn hẳn, hơn nữa lại có phần hốc hác, mệt mỏi. Hôm nay có tiết toán, cũng là lúc Minh phải nộp lên bản tường trình, nhưng Minh lại không có mặt ngày hôm nay làm ai cũng lo lắng. Đúng như dự đoán, thầy giáo vô cùng tức giận, đang định mắng điều gì đó thì bạn Tú đứng lên nói với cả lớp: “Xin thầy và các bạn đừng trách Minh, nhà Minh nghèo lắm, không có tiền mua sách mới nên phải dùng những quyển sách cũ. Hôm nay Minh không đi học là vì mẹ Minh bị ốm, bạn ấy phải ở nhà chăm sóc mẹ. Nói đến đây cả lớp và thầy giáo đều hết sức ngỡ ngàng, thầy đã cho phép chúng tôi nghỉ một tiết học để cùng đến thăm Minh. Nhà Minh là một ngôi nhà rất nhỏ, vật dụng đơn sơ, khi chúng em đến nơi thì Minh đang giúp mẹ uống thuốc.
Chứng kiến cảnh ấy ai cũng xúc động, thậm chí em đã khóc, thầy giáo đã đến bên cạnh hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ Minh và sau đó thầy đã xin lỗi Minh vì đã hiểu lầm Minh ngày hôm đó. Sau khi trở về thầy giáo đã kêu gọi mọi người quyên góp để giúp đỡ Minh, riêng thầy thì đóng vào quỹ ấy hai triệu, chúng em thì đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Nghe đến đây, bố mẹ em đều vô cùng xúc động và nói em và các bạn phải giúp đỡ Minh nhiều hơn nữa trên lớp.
Phân tích ngữ pháp của các câu ghép sau, cho biết ý nghĩa của các về câu ghép.
a. Trời càng mưa to, đường càng ngập nước.
b. Nó không những học giỏi mà nó còn lao động giỏi.
c. Thầy giáo vào, cả lớp đứng dậy chào.
d. Thầy giáo giảng bài, chúng tôi ghi chép chăm chú.
Câu nào sau đây là câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích?
a)Nếu trời mưa thì lớp tôi sẽ không đi cắm trại nữa.
b)Để cha mẹ và thầy cô vui lòng, chúng ta phải chăm chỉ học tập.
c)Vì nhà nghèo nên Lan không thể tiếp tục đến trường.
d)Tuy Hải còn nhỏ nhưng bạn ấy đã làm được rất nhiều việc giúp cha mẹ.
Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 sao
a) Mở bài
- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ
- Trong đó, có ngày đầu tiên đi học
b) Thân bài
*Trước ngày đi học
- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế nào?
- Mẹ chuẩn bị quần áo,trang phục: quần âu, áo trắng, mũ lưỡi trai, dép quai hậu
- Bố mẹ chuẩn bị tư tưởng cho tôi: động viên tôi đừng sợ,...
- Tôi yên tâm đi ngủ
* Trên đường đi học
- Tôi háo hức dục bố mẹ đến trường
- Trên đường đi: bầu trời trong sáng, gió mát rượi, người đi đường đông vui, tấp nập
- Cảnh 2 bên đường: cây cối xanh um, nhà cửa san sát
-> Thấy dễ chịu, khoai khoái
- Gần đến trường: cảm giác hồi hộp và hơi sợ ôm chặt lấy mẹ
* Khi đến trường
- Miêu tả cổng trường, người lớn, trẻ em,...
- Vào sân trường: bám chặt tay mẹ, ngơ ngác nhìn lớp học, sân khấu, chuẩn bị lễ khai giảng, lá cờ, nhìn cô giáo và các bạn
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Xếp hàng theo lớp: òa khóc, cô giáo dỗ dành
- Tham gia buổi lễ khai giảng: không nhớ mọi người đã làm gì,rõi mắt tìm mẹ, cố nín khóc
*Khi vào lớp
- Cô giáo dẫn vào lớp: miêu tả khung cảnh lớp học
-> Lạ lẫm nên lo lắng e ngại
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Cô giáo dặn dò: gọi bố mẹ đến đón
- Tâm trạng khi ra về: vừa buồn, vừa vui, vừa muốn đi học, vừa muốn về nhà
c) Kết bài
Ngày đầu tiên đi học trở thành kỉ niệm đẹp, không bao giờ quện
Đó là một bài kiểm tra kỳ lạ nhất từ khi tôi đi học. Hôm đó, thầy giáo vào lớp và phát cho mỗi người chúng tôi một bài kiểm tra toán. Bài kiểm tra được chia làm đề riêng lẻ, có ghi chú rất rõ ràng ngay từ đầu: loại 1 gồm những câu hỏi vừa dễ, vừa khó, nếu làm hết sẽ được 10 điểm. Loại 2 là đề bài ở mức trung bình, làm hết sẽ được 8 điểm. Loại 3 có tổng điểm là 6 với những câu hỏi rất dễ. Học sinh có quyền lựa chọn làm một trong ba đề đó. Vì thời gian khá gấp gáp, lại e ngại không làm được bài khó nên phần lớn, chúng tôi đều cắm đầu vào làm ngay loại đề số 2 hoặc số 3 cho ăn chắc.
Một tuần sau khi thầy giáo trả bài kiểm tra, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn lúc nhận được đề bài vì thầy không hề chấm, cứ ai làm đề nào thì thầy cho đúng tổng điểm của đề đó, bất kể sai hay đúng. Quá ngạc nhiên, chúng tôi đã hỏi thầy,các bạn có biết câu trả lời của thầy là gì không?
Thầy đã nói với chúng tôi rằng đó không phải là bài kiểm tra kiến thức mà là bài kiểm tra sự tự tin. Thầy nói ai trong chúng tôi cũng muốn đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Chúng tôi biết nếu làm đề 10 điểm, chúng tôi sẽ phải làm thêm những câu hỏi khó nên đã bỏ cuộc ngay từ đầu mà không hề ngó qua để nhận thấy rằng số câu rất dễ trong đề này cũng vừa tròn với tổng số điểm là 6. Có những việc nhìn bề ngoài thì tưởng chừng như là khó nên chúng ta thường rút lui ngay từ phút đầu tiên mà không hề cân nhắc. Nhưng đôi khi chúng ta cũng nên mạo hiểm một lần vì nếu không vượt chướng ngại vật thì làm sao biết khả năng của mình đến đâu, và làm sao về đích như ước mơ của mình.
1/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2/ Tìm hai từ trái nghĩa với từ tự tin.
3/ Thầy giáo đã đưa ra tình huống gì? Phản ứng của các học sinh như thế nào? Nhận xét của em về tình huống đó.
4/ Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
TRƯỚC KIA VÀ BÂY GIỜ
Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong một thế giới cũ kỹ của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có Internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ...
Người thầy giáo trả lời:
- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều e nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
Cậu sinh viên chợt cúi đầu im lặng.
Câu hỏi
Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu truyện trên
Giúp mk nha mn ^.^
Tìm những câu nghi vấn trong những câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn:
a. Tôi hỏi cho có chuyện:
Thế nó cho bắt à?
b. Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
c. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
d. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi 15, 16:
a. “Mẹ đi làm rồi à?”
b. “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Con nín đi!”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c. “Thương thay cũng một kiếp người
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d. “Em chào cô ạ!”
Trong câu (a) nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
A. Câu không có gì thay đổi
B. Câu không còn là câu cảm thán nữa
C. Câu không còn là câu cầu khiến nữa
D. Câu không còn là câu nghi vấn nữa