Câu nào không phải câu phủ định trong các câu sau?
A. Em chưa học bài
B. Em chẳng ăn cơm
C. Không phải em không học bài
D. Em không đi chơi nữa
Về hình thức, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.
1. Em học sinh này không phải là không thông minh.
2. Không phải là tôi không hiểu anh.
A. Câu phủ định
B. Câu khẳng định
Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu phủ định?
a. Bức tranh này không đẹp!
b. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
c. Tôi không thể không đi Hà Nội vào ngày mai được.
d. Mừng à? Vẫy đuôi à?
học sinh: cô ơi, bài này có phải học không cô?
cô giáo : Thế theo em bài này có phải học không ? .
đố các bạn câu của cô giáo là kiểu câu gì ?
Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi.
Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu đó có thay đổi hay không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao?
Tìm câu phủ định trong các câu sau.Câu nào là phủ định miêu tả?Câu nào là phủ định phản bác?
a/Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!
b/Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
c/Không, ông giáo ạ!
d/Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Tìm câu phủ định trong các câu sau.Câu nào là phủ định miêu tả?Câu nào là phủ định phản bác?
a/Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!
b/Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
c/Không, ông giáo ạ!
d/Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Câu 2: (3đ) Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế của câu ghép trong các câu sau:
a. Các em phải cố gắng học để cha mẹ vui lòng.
b. Chị không nói gì nữa và chị lại khóc.
c. Tôi nói mãi nhưng nó không nghe tôi nên nó thi trượt.
d. Một chiếc xe đạp chạy vào sân, một chiếc khác đến đỗ bên cạnh nó.
e. Nếu tôi học giỏi thì cha mẹ vui lòng.
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
(Băng Sơn, Quả thơm)
c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
(Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)
- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không?