Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nói về vấn đề gì?
A. Trách nhiệm.
B. Lương tâm.
C. Nhâm phẩm.
D. Nhân nghĩa.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” . sau những trận lũ lụt ở miền Trung, nhân dân khắp nơi trong cả nước lại quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn cho nhân dân vùng lũ lụt. việc làm nào là biểu hiện phẩm chất nào của công dân trong cộng đồng?
A. Đoàn kết.
B. Nhân nghĩa.
C. Hợp tác.
D. Chia sẻ.
Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn danh dự của con người?
A. Chết vinh còn hơn sống nhục.
B. Phép vua thua lệ làng.
C. Sông có khúc, người có lúc.
D. Cóc chết ba năm quay đầu về núi.
Câu 1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng
A. niềm tin.
B. sở thích.
C. sự thật.
D. mệnh lệnh.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
A. Tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ xấu đi.
B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng hơn.
C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi.
D. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải.
Câu 3. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người coi thường.
B. Mọi người xa lánh.
C. Người khác nể và yêu quý.
D. Mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 4. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm và không
A. để cao lợi ích bản thân mình.
B. phụ thuộc vào người khác
C. tôn trọng lợi ích của tập thể
D. lệ thuộc vào cái tôi cá nhân .
Câu 5. Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A. Đồng cảm và thương hại.
B. Thương hại người khác.
C. Giúp đỡ người khác.
D. Yêu thương con người.
Câu 6. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ
A. số đông.
B. số ít.
C. tự do.
D. sự thật.
Câu 7. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có rất nhiều bạn bè.
B. Có thêm tiền tiết kiệm.
C. Không phải lo về việc làm.
D. Có thêm kinh nghiệm.
Câu 8. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
A. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
B. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
Câu 9. Làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính
A. tự ái.
B. tự ti.
C. lam lũ.
D. siêng năng.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập?
A. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng
B. Ngại khẳng định bản thân
C. Đánh mất kĩ năng sinh tồn
D. Từ chối khám phá cuộc sống
Câu 11. Khi cá nhân biết tôn trọng sự thật, sẽ giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và được mọi người
A. yêu mến.
B. khinh bỉ.
C. sùng bái.
D. cung phụng.
Câu 12. Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách
A. Nông nổi.
B. Lười biếng.
C. Cần cù.
D. Hời hợt.
Câu 13. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là
A. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
B. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
C. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
D. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
Câu 14. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật?
A. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.
B. Không ai biết thì không nói sự thật.
C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.
D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.
Câu 15. Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?
A. Qua cầu rút ván.
B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
C. Vung tay quá chán.
D. Có đi có lại mới toại lòng nhau.
Câu 16. Cách cư xử nào dưới đây thể hiện là người biết tôn trọng sự thật?
A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình đến cùng.
B. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.
C. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
D. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Câu 17. Việc làm nào dưới đây thể hiện người có tính tự lập?
A. Bố mẹ chở đi học tới trường.
B. Tự giác học và làm bài tập.
C. Thường xuyên nhờ bạn làm bài.
D. Thường xuyên ỷ nại vào giúp việc.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?
A. Ỷ nại vào người khác khi làm việc.
B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
C. Làm việc theo sở thích cá nhân.
D. Vượt mọi khó khăn để đạt mục tiêu.
Câu 19. Việc làm nào dưới đây không thể hiện người có tính tính tự lập?
A. Chủ động chép bài của bạn.
B. Đi học đúng giờ.
C. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.
D. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.
Câu 20. Việc làm nào dưới đây thể hiện người không có tính tự lập?
A. Tự thức dậy đi học đúng giờ.
B. Tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy.
C. Luôn làm theo ý mình, không nghe người khác
D. Tự giác dọn phòng ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?
a) Đi-đờ-rô (1713 - 1784), nhà Triết học người Pháp cho rằng: Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sồng hiện thực của con người mà thôi.
b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.
c) Trong tất cả những chuyển biến lịch sử, sự chuyển biến về chính trị là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của xã hội.
d) Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.
đ) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.
Việc làm nào sau đây là biểu hiện của sự vận dụng không đúng quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trong việc xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay?
A. Giữ gìn, tôn vinh những hủ tục.
B. Giữ gìn, phát huy những mỹ tục.
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Nguyên nhân tạo nên sự suy thoái hay tiến bộ về đạo đức của mỗi con người theo quan điểm của Triết học là sự đấu tranh giữa A. bản năng và lí trí. B. đồng hóa và dị hóa. C. tiền tài và danh vọng. D. nhân phẩm và danh dự.
Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?
A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn
B. Tự ý lấy đồ của người khác
C. Chen lấn khi xếp hàng
D. Thờ ơ với người bị nạn
Câu 12. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có
A. danh dự B. nhân phẩm
C. ý thức D. tình cảm