6. Câu “Minh dắt xe cho Nam” thuộc kiểu câu kể trong trường hợp nào?
a. Minh nói với Quế.
b. Nam nói với Minh
c. Mẹ Minh nói với Minh
d. Tùng nói với Minh
7. Câu nào dưới đây không thuộc nhóm: khuyên con người phải biết tự trọng?
a. Đói cho sạch, rách cho thơm b. Tốt danh hơn lành áo
c. Cọp chết để da, người chết để tiếng. d. Kiến tha lâu có ngày đầy tổ.
8. Dòng nào dưới đây viết sai quy tắc viết hoa?
a. Trường Mầm non Hoa Mai c. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thiết kế xây dựng Nam Bình
b. Nhà máy cơ khí nông nghiệp I d. Bộ Giáo dục và Đào tạo
9. Nhận định nào đúng với câu: “Những con suối đổ từ núi xuống trong tiếng róc rách, trong trẻo, lúc rì rầm, lúc ngân vang như muốn đánh thức cả mặt đất này dậy khỏi giấc ngủ mùa đông.” ?
a. Từ “núi”, “lúc”, “giấc ngủ, “mùa đông” trong câu trên là danh từ
b. Từ “như”, “này”, “cả” trong câu trên là quan hệ từ
c. Từ “đổ”, “róc rách”, “dậy” là động từ d. Từ “đổ”, “rì rầm”, “trong trẻo” là tính từ
10. Câu nào dưới đây có từ “hi vọng” không phải danh từ?
a. Một tâm hồn mạnh mẽ luôn hi vọng và luôn có động cơ để hi vọng.
b. Khi không có hi vọng, bổn phận của chúng ta là phải tạo ra nó.
c. Người có sức khỏe, có hi vọng; người có hi vọng, có mọi thứ
d. Nơi nào có sự sống, nơi đó có hi vọng.
1/ Từ “chật ních” trong câu văn
“Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội” thuộc từ loại nào?
a) Danh từ b) Động từ c) Tính từ d) Động từ
2/Ghi một cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ sau:
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
………………………………………………………..
làm giúp mình với
Câu Cháu có thể lấy giúp ông chiếc quạt nan được không? Thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói?
a/ câu kể b/ câu hỏi c/ câu cảm d/ cầu khiến
Câu 1: Từ “ lững thững” trong câu: “Những chú trâu lững thững bước trên đường làng.” thuộc loại từ nào?
a, danh từ b, động từ c, tính từ
Câu 2: Câu : “ Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống ủ ê.” Không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a, so sánh b, diễn giải c, nhân hóa d, phân tích
Câu 3 Câu: “ Xuân về, cây cối, hoa lá, chim muông như bừng tỉnh sau giác ngủ đông.” Thuộc câu kể:
a, Ai thế nào? b, Ai làm gì?
c, Ai làm sao? d, Ai là gì?
Câu 4: Dòng nào chỉ gồm toàn các từ láy?
a, Lăn tăn, long lanh, róc rách, mong ngóng.
b, Thênh thang, um tùm, lon ton, tập tễnh.
c, Mênh mông, bao la, nhỏ nhẹ, lênh khênh.
d, Mải miết, xa xôi, xa lạ, vương vấn.
Câu 5: Từ “ chạy” trong những câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
a, ở cự li chạy 100m, chị Lan luôn dẫn đầu
b, Con đường mới mở chạy qua làng tôi.
c, Bé trai thi chạy, bé gái nhảy dây.
d, Đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại.
Câu 6: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?
A. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
B. Hương cau ngan ngát khắp vườn nhà.
C. Trên vòm cây, bầy chim hót líu lo.
D. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.
Câu 7: Câu: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.” có mấy vế câu?
A. Bốn vế câu C. Một vế câu
B. Ba vế câu D. Hai vế câu
Câu 8: Chủ ngữ trong câu: “Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.” là gì ?
A. lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông C. mảnh đất bằng phẳng
B. những khóm hoa D. lũ trẻ con
Câu 9: Trong câu: “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” có mấy quan hệ từ?
A. Bốn quan hệ từ B. Hai quan hệ từ
C. Ba quan hệ từ D. Một quan hệ từ
Câu 10: “Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên.” Trong câu trên, em xác định được bao nhiêu vị ngữ của câu?
A. Hai vị ngữ B. Một vị ngữ C. Ba vị ngữ D. Bốn vị ngữ
Câu 11: Thành ngữ “chân cứng đá mềm” được cấu tạo theo cách nào sau đây?
A. Danh từ - tính từ - danh từ - tính từ C. Động từ - tính từ - động từ - tính từ
B. Tính từ - danh từ - tính từ - danh từ D. Động từ - danh từ - động từ - danh từ
Câu 12: Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Vào khoảng tháng tư tháng năm, trên khắp các mặt hồ mặt ao, hoa sen bắt đầu nở rộ
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng em.
C. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân.
D. Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.
Câu 13: Câu nào sau đây có chứa từ in nghiêng là từ mang nghĩa chuyển?
A. Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
B. Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con. (Xuân Quỳnh)
C. Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy... (Trần Đăng Khoa)
D. Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 14: Cho đoạn văn sau: “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí... Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.” (Theo Vũ Tú Nam) Đoạn văn trên có mấy câu đơn, mấy câu ghép?
A. Ba câu đơn, một câu ghép C. Một câu đơn, ba câu ghép
B. Bốn câu đơn, không có câu ghép D. Hai câu đơn, hai câu ghép
Câu 15: Cho các câu: “Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng đậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.” Các câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ và dùng từ nối C. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
B. Thay thế từ ngữ và dùng từ nối D. Lặp từ ngữ
Câu 16: Có mấy tính từ trong câu sau:“Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm trong bóng tối.”?
A.Hai tính từ C. Ba tính từ
B. Một tính từ D. Bốn tính từ
Câu 17: Trong bài thơ sau, những sự vật nào được nhân hoá?
Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
Nghe bò, cười toét miệng
Bóng bò chợt tan biến Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò...” tìm gọi mãi. (Phạm Hổ)
A. Chú bò, mặt trời, nước C. Chú bò, mặt trời
B. Mây, nước, chú bò D. Mây, nước, chú bò, mặt trời
Câu 18: Vị ngữ trong câu: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.” là gì?
A. trắng tinh C. tì xuống đón đường bay của giặc
B. mọc lên D. mọc lên những bông hoa tím
Câu 19: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A.Rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, hăng hắc
B. Rậm rạp, nồng nàn, bãi bờ, hăng hắc
C. Rậm rạp, nồng nàn, hăng hắc, không khí
D.Rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc
Câu 20: Các dấu phẩy trong câu: “Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi hương.” được dùng để làm gì?
A. Đánh dấu ranh giới giữa những từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
C. Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
Câu 21: Trong câu: “Lâm là bạn bơi giỏi nhất lớp, các bạn trong lớp gọi Lâm bằng cái tên rái cá nghe rất ngộ.” từ ngữ nào cần được đặt trong dấu ngoặc kép?
A. Cái tên rái cá B. Rất ngộ C. Rái cá D. Giỏi nhất lớp
Câu 22: Cho câu: “ … hoa sen đẹp … nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.” Có thể điền quan hệ từ nào vào chỗ chấm (…) trong câu trên cho thích hợp?
A. Chẳng những ... mà ... hoặc không những ... mà ...
B. Không những … mà ...
C. Không những … mà còn ...
D. Chẳng những … mà ...
Câu 23: Có bao nhiêu từ láy là động từ trong các từ sau: leo trèo, ngọ nguậy, rung rinh, vui vẻ, run rẩy, đi đứng, rào rào, xinh xắn?
A. 4 từ B. 2 từ C.3 từ D. 5 từ
Câu 24: Trong câu: “Ngươi hãy đến sông Pac-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.” có mấy động từ?
A. 4 động từ. C. 2 động từ.
B. 3 động từ. D. 5 động từ.
Câu 25: Chủ ngữ của câu: “Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban mai.” là gì?
A. Mùi hương ngòn ngọt
B. Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng
C. Mùi hương
D. Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên
Câu 26: Dòng nào dưới đây có từ in đậm là từ mang nghĩa chuyển?
A. Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che
B. Cơn gió nhẹ thoảng qua, lá rèm khẽ lay động.
C. Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.
D. Hoa Ngọc Hà trên đường rực nở.
Câu 27: Câu nào sau đây là câu ghép?
A. Rau khúc vừa dai, vừa dẻo.
B. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
C. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa và có nhiều hoa thơm quả ngọt.
D. Nếu quả là phần ngon thì hoa là phần đẹp nhất.
Câu 28: Cho các câu: (1) Lúc đó cái nắng cũng đang tột độ gay gắt. (2) Không những thế, nếu người ta ngước mắt lên còn phải chịu một sức cản trở ghê gớm nữa là không trung. (3) Chúng tôi khởi hành vào khoảng một giờ. (4) Cái vầng lửa đỏ rực của nó đổ xuống mắt người ta cơ man những bó kim sáng chói (5) Trên cao, mặt trời không còn để một ai nhìn lên. (6) Không trung bao la, không trung chót vót. Cần sắp xếp các câu đã cho theo trình tự nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh?
A. (3) - (2) - (6) - (1) - (5) - (4)
B. (3) - (1) - (5) - (4) - (2) - (6)
C. (1) - (3) - (4) - (5) - (6) - (2)
D. (1) - (2) - (3) - (5) - (4) - (6)
Câu 29: Câu: “Trắng tròn như hạt nếp hạt dẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.” có phần in đậm là phần làm rõ nghĩa cho danh từ nào?
A. Cót gạo B. Hoa sấu C. Con đường C. Con đường
Trong câu: “Đám đông đang vây quanh một chiếc xe con.”
Thuộc kiểu câu:
A.Câu kể Ai thế nào? B.Câu kể Ai là gì ? C. Câu kể Ai làm gì? D.Câu hỏi?
Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu thành ngữ, tục ngữ
Quê .... đất ....
Cáo ..... ba năm quay đầu về núi
Trâu bảy năm còn ......... chuồng
Gạn ....... khơi
Nắng chóng trưa, ..... chóng ..........
Việc nhỏ nghĩa .......
Áo rách khóe vá, hơn lành .......... may
Ngang như .........
Nói chín thì nên làm mười, nói mười làm chín, kẻ ......... người
CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC
Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.
Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.
Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”
Câu 6: nếu em là an em sẽ nói với bố mẹ điều gì?
Theo dõi Báo cáoxác định thành phần chủ ngữ vị ngữ và trạng ngữ trong câu và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì nào xét theo cấu tạo ngữ pháp ? " trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ nhảy lên cổ, trườn theo những thân cành"