đọc câu hỏi ở phía dưới nha!
1.Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
CÓ NHỮNG DẤU CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ anh ta dám hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trong mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm đến mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu câu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu câu trong bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ những dấu câu của mình, bạn nhé!
(Theo Hồng Phương)
Câu 1. Trong câu chuyện trên, người “đánh mất dấu phẩy” trong cuộc đời sẽ như thế nào?
A. Trở thành một người không biết cách dùng dấu phẩy.
B. Trở thành một người lười suy nghĩ, sợ vất vả.
C. Trở thành một người viết văn kém.
D. Trở thành người vô cảm.
2.Câu 2. Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than”, anh ta sẽ ra sao?
A. Trở thành một người suốt ngày buồn rầu, ủ rũ.
B. Trở thành một người vui sướng, nói cười suốt ngày.
C. Trở thành một người thờ ơ, mất hết cảm xúc.
D. Trở thành một người ích kỉ.
3.Câu 3. Nếu “đánh mất dấu chấm hỏi”, anh ta sẽ như thế nào?
A. Trở thành một người ích kỉ chỉ biết mình.
B. Trở thành một người hiểu biết hết mọi điều.
C. Mất khả năng học hỏi, không quan tâm đến mọi điều.
D. Trở thành người chỉ biết trả lời liên tục.
4.Câu 4. Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” thì anh ta sẽ ra sao?
A. Trở thành một người không còn khả năng giải thích, hay đổ lỗi cho người khác và sống vô trách nhiệm.
B. Trở thành một người vụng về, hay làm hỏng mọi việc.
C. Trở thành một người hay quên, không nhớ những việc mình đã làm.
D. Trở thành một người giàu cảm xúc.
5.Câu 5. Đến khi “chỉ còn dấu ngoặc kép”, điều gì sẽ xảy ra?
A. Trở thành một người uyên thâm, nhớ hết mọi điều.
B. Trở thành một người hay trích dẫn lời của người khác, không có chính kiến riêng, chỉ biết nói dựa theo người khác, không chịu độc lập suy nghĩ.
C. Trở thành một người có khả năng nói năng rành mạch, rõ ràng.
D. Cuộc sống trở nên vô vị.
Theo em, vì sao câu chuyện có tên là Cây cỏ nước nam (Sgk Tiếng Việt 5 tập 1 trang 68)
Mn trả lời giúp em câu này nha, em cần gấp lắm ạ, sgk và trang em đã ghi ở trên, mn vào xem đi r giúp em tr l câu hỏi này nha, nếu mn k có sách thì mn đánh trên google là Hanhtrangso.nxbgd.vn r mn ấn vào cái Chân trời sáng tạo xem ngay đó ạ r mn bấm vào cái số lớp 5 sau đó mn bấm vào cuốn sách tiếng việt á, mn bấm đọc sách r mn nhập số trang cần tìm xong giải giúp em nha. Em cảm ơn mn nhiều thiệt nhiều luôn ạ, giúp em nha, iu mn <3
Chứng tích của một nền văn hóa lâu đời được lưu giữ như thế nào ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám?
Con hãy chọn đúng chi tiết trong bài trả lời cho câu hỏi trên.
Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
7. Từ nào dưới đây thay thế được cho từ in nghiêng trong câu “ Chú chó mực mừng rỡ nhảy ra, đuôi xoáy tít. ” ?
a. xoáy ốc b. quay tít c. xoay vần d. ngoáy tít
8. Câu nào dưới đây không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?
a. Bạn có thích tắm sông không ?
b. Thử xem ai bơi giỏi hơn ai nào ?
c. Ai dạy bạn bơi giỏi thế ?
d. Khi bơi xa bờ bạn có sợ không ?
9. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
a. Mấy hôm nay, nước sông lên to, mấp mé bãi.
b. Chốc chốc, Kiên lại đưa mắt nhìn về mái tranh lấp ló sau bụi tre.
c. Rồi Kiên chống cằm vào đầu gối, tay bứt những sợi cỏ gà.
d. Quyền và Liên lần từng bước đi ra xa, chọn chỗ nước trong.
10. Cách dùng dấu phẩy của câu nào dưới đây là đúng ?
a. Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.
b. Tiếng mưa êm sợi, mưa đều như dệt.
c. Tiếng mưa êm sợi mưa, đều như dệt.
d. Tiếng mưa êm sợi mưa đều, như dệt
giúp mik với
Câu 20. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ “đứng”, hãy đặt một câu :
a) Điều khiển, làm việc ở tư thế đứng.
......................................................................................................................................................
b) Ở tư thế thân thẳng, chân đặt lên mặt nền.
......................................................................................................................................................
Câu 20. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ “đứng”, hãy đặt một câu :
a) Điều khiển, làm việc ở tư thế đứng.
......................................................................................................................................................
b) Ở tư thế thân thẳng, chân đặt lên mặt nền.
......................................................................................................................................................
Câu 21. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ "ngọt", hãy đặt một câu :
a) có vị của đường, mật.
......................................................................................................................................................
b) nói nhẹ nhàng dễ nghe, dễ thuyết phục.
......................................................................................................................................................
Câu 22 . Chọn cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:
Chúng ta ... phải biết ơn những vật chất mà mình nhận được ... phải biết ơn những tình cảm dù rất nhỏ của người khác dành cho mình.
A. Không những... mà còn... |
B. Tuy... nhưng... |
C. Vì... nên... |
D. Nếu... thì... |
Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng e vẫn yêu nó nhất. Giúp mk nốt nha cần gấp thank ❤🙏❤