Bài 3 : Câu hỏi sau được dùng để làm gì:
a. Nhà bạn sao sạch thế nhỉ?
b. Màu xanh là màu bạn thích phải không?
c. Có nín khóc ngay đi không?
d. Học toán cũng thú vị chứ sao?
Bài 3 : Câu hỏi sau được dùng để làm gì:
a. Nhà bạn sao sạch thế nhỉ?
b. Màu xanh là màu bạn thích phải không?
c. Có nín khóc ngay đi không?
d. Học toán cũng thú vị chứ sao?
Đọc câu chuyện sau:
Một hôm đầu của cậu bị va vào góc bàn, liền nằm lăn ra sàn, khóc ăn vạ. Một phút sau, người cha đi đến cạnh chiếc bàn và hỏi to: "Cái bàn đâu rồi, ai làm em đau vậy? Có đau quá không?"
Cậu bé ngừng khóc, hai mắt đẫm lệ ngước lên nhìn người cha. Người cha vuốt ve bàn và hỏi: "Ai? Ai đã làm đau bàn?"
"Con, là con đã va vào nó."
"Ồ, thì ra là con đã va vào bạn ấy. Vậy sao không nhanh nói lời xin lỗi".
Cậu bé vẫn nước mắt lưng tròng, nói với chiếc bàn: "Tớ xin lỗi".
Kể từ đó, đứa trẻ học được cách gánh chịu trách nhiệm.
a. Hãy nêu bài học cuộc sống từ câu chuyện trên?
b. Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về bài học đó
Câu hỏi nào mà không ai có thể trả lời “Vâng”?
Chuyển những câu hỏi sau thành kiểu câu khác (câu kể, câu khiến hoặc câu cảm) sao cho mục đích nói của câu không thay đổi:
a) Sao bạn lại làm bẩn bàn như vậy?
b) Em có thể ra chỗ khác chơi cho anh học bài không?
c) Đọc truyện mà cậu bảo không thú vị à?
d) Sao bộ phim hay thế không biết?
Chuyển câu hỏi sau thành câu kể
Tôi hỏi em:"Tại sao khóc?"
Dựa vào tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình, rồi điền vào chỗ trống.
a) Tự hỏi về một người mình đã từng gặp ở đâu đó mà không nhớ.
..................................................................................................................................
b) Mấy việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm.
..................................................................................................................................
c) Mấy bài tập cô giáo dặn về nhà làm nhưng quên không ghi vào vở.
..................................................................................................................................
d) Băn khoăn về việc mình đã làm (hoặc lời đã nói) là đúng hay sai.
..................................................................................................................................
Nếu vị ngữ của câu Ai – thế nào? là động chỉ trạng thái mà chủ ngữ trả lời câu hỏi Cái gì? thì chủ ngữ ấy là sự vật ……được nhân hóa. ( Trả lời "có" hoặc "không") *
Nếu vị ngữ của câu Ai – làm gì? là động chỉ trạng thái mà chủ ngữ trả lời câu hỏi Cái gì? thì chủ ngữ ấy là sự vật ……được nhân hóa. ( Trả lời "có" hoặc "không") *