Phân tích cấu tạo câu trong từng câu ghép sau:
a) Không những nó học giỏi Toán mà còn học giỏi môn Tiếng Việt.
b) Chẳng những nước ta bị đế quốc xâm lược mà các nước láng giềng của ta cũng bị đế quốc xâm lược.
c) Không những gió rét mà trời còn lấm tấm mưa.
d) Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà gió biển còn là
một liều thuốc quý giúp con người tăng cường sức khỏe.
e, Mẹ bảo sao thì con làm vậy.
g, Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.
h, Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu.
i, Dân càng giàu thì nước càng mạnh.
CHUYỆN BÁN HÀNG
Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?
Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.
Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.
Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp...
Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói... Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.
Câu hỏi :
Câu 5: Em thấy chị bán ớt là người như thế nào qua cách bán ớt của chị?
Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Câu 7: Trong câu: Chị bán ớt là người thông minh, khéo léo. Từ đồng nghĩa với từ thông minh là:
Help mình với!
Dùng dấu / ngăn cách giữa các vế câu, gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn vào các quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ trong từng câu ghép sau:
- Không những nó học giỏi toán mà nó còn học giỏi môn tiếng việt
- Chẳng những nước ta bị đế quốc xâm lượt mà các nước láng giềng của ta cũng bị đế quốc xâm lượt.
Xác định các vế câu và các QHT, cặp QHT trong từng câu ghép dưới đây :
a) Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.
b) Vì bão to nên cây cối đổ nhiều.
c) Nó không chỉ học giỏi Toán mà nó còn học giỏi Tiếng Việt.
d) Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất tốt.
Làm chi tiết giúp mình
1.Câu “Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.” có:
A. 1 từ ghép phân loại, 1 từ láy
B. 2 từ ghép phân loại, 2 từ láy
C. 2 từ ghép tổng hợp, 1 từ láy
D. 3 từ ghép tổng hợp, 1 từ láy
2.Trong câu “Nam đã săn sóc chùm ổi ấy, để mắt đến nó, từ khi nó mới chỉ là chiếc nụ nhỏ xíu, rồi nở hoa, rồi kết quả.” có trạng ngữ chỉ:
A. Thời gian
B. Nguyên nhân
C. Phương tiện
D. Địa điểm
3.Từ “nó” trong câu: “Nam đã săn sóc chùm ổi ấy, để mắt đến nó, từ khi nó mới chỉ là chiếc nụ nhỏ xíu, rồi nở hoa, rồi kết quả.” là:
A. Quan hệ từ
B. Đại từ thay thế
C. Đại từ xưng hô
D. Danh từ
4.Câu “Với trẻ em thành thị, nó là nguồn cung cấp cà phê sữa và pho mát đánh kem, nhưng đối với người nông dân, con bò sữa còn quý báu hơn nhiều.” có cấu tạo là:
A. Câu đơn nhiều vị ngữ
B. Câu ghép có 2 vế câu
C. Câu ghép có 3 vế câu
D. Cả A, B, C đều sai
5.Cặp quan hệ từ trong câu “Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.” biểu thị mối quan hệ gì?
A. Điều kiện – kết quả
B. Tăng tiến
C. Tương phản
D. Nguyên nhân – kết quả
hãy đặt 5 câu ghép và phân tích thành phần câu của nó theo các câu sau
a) câu ghép có sử dụng quan hệ từ nối các vế câu
b) câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ nối các vế câu
c) câu ghép sử dụng dấu phẩy nối các vế câu
d) câu ghép sử dụng dấu hai chấm nối các vế câu
e) câu ghép sử dụng cặp từ hô ứng nối các vế câu
Câu nào dưới đây không có quan hệ từ?
A. Cũng giờ này hôm qua, tôi còn thấy nó tíu tít.
B. Dù tôi có nói thế nào, nó cũng không chịu nghe.
C. Ở ven biển các tỉnh đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
D. Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người.
Câu 11: Viết lại hai câu sau thành một câu ghép có các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ: Thoạt đầu, khi nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, hòn đá rất tự đắc là đã thắng chim ưng. Sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được. *
Câu trả lời của bạn
Bài 1: Phân tích cấu tạo của các câu sau và cho biết nó là câu đơn hay câu ghép?
a. Hôm nay nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên,
những tàu lá ngả dài xanh mướt.
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ
nhẹ vào hai bên bờ cát.
c. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng rồi một chùm Tigôn hé nở.
d.Bầu trời bỗng cao và xanh hơn, nắng cũng dịu và không còn gay gắt.
e. Hoa oải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.
g. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy.