chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động kiểu khác nhau a)Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII b)Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim c)Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào d)người ta dựng 1 lá cờ đại ở giữa sân
Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.
a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
tìm các cụm từ DT ĐT TT và phân tích
Hai câu sau đây có phải đều là câu bị động không? Có bạn cho rằng tất cả các
câu chứa từ " bị, được " đều là câu bị động, em đồng ý không? Làm thế nào để nhận
diện câu chủ động và câu bị động?
a. Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. (Hoài
Thanh)
b. Chị Hoa bị điểm kém.
Câu chủ động sau có thể chuyển thành câu bị động nào?
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII
A. Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
B. Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
C. Ngôi chùa ấy bị xây từ thế kỉ XIII bởi một nhà sư vô danh.
D. Cả A và B đều đúng.
Nêu ý nghĩa câu thơ sai:
Bàn tay ta làm nên tất cả,
Có sức người,sỏi đá cũng thành cơm.
Chuyển đổi các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng theo các kiểu khác nhau. Cho biết câu nào không chuyển được thành câu bị động cả hai kiểu. Tại sao ?
Mẫu : Người ta phản đối ý kiến của chúng tôi.
-> Ý kiến của chúng tôi bị người ta phản đối.
-> Ý kiến của chúng tôi bị phản đối.
a) Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm.
b) Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000.
c) Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng.
d) Nhiều người mua quyển sách này.
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy,...
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
“ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: Nêu nội dung chính của câu chuyện trên?
Câu 3:Tìm hai quan hệ từ và phân loại chúng?
Câu 4: Văn bản trên rút ra bài học gì? Viết 3 đến 5 câu về bài học ấy?
Câu 5:Viết đoạn văn(100 chữ) nêu cảm nghĩ của em về tình yêu gia đình?