Cho câu văn sau: Trắng tròn như hạt nếp, hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.
a, Những từ ngữ được gạch chân được hiểu làm rõ nghĩa cho danh từ nào trong câu trên ?
b, Cách viết câu văn theo lối đảo ngữ ở trên đã giúp cho nhà văn diễn tả được điều gì ?
Cho câu văn sau: Trắng tròn như hạt nếp, hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.
a, Những từ ngữ được gạch chân được hiểu làm rõ nghĩa cho động từ nào trong câu trên?
b, Cách viết câu văn theo lối đảo ngữ ở câu trên đã giúp cho nhà văn diễn tả được điều gì?
Đọc cậu văn sau : " Trăng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hhoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gại nào của khu phố bung vãi ra. "
a ) Những từ in đậm được hiểu là bộ phận làm rõ nghĩa cho danh từ nào trong câu văn trên ?
b ) Cách viết câu văn theo lối đảo ngữ như trên giúp nhà văn diễn tả được điều gì ?
Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối: Qua những mùa hoa
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bỏng hoa gạo đầu tiên nỏ trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lón cháy rừng rực giữa trời. Nhưng khi lửa ỏ cây gạo sắp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cà một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến. Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh. Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã "người lón" hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu. Đến khi các loài hoa rực rõ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, mồngế.. đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước của nhà tô mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. Rồi sau đó, quả chín, những quầ chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.
Theo VĂN LONG
điền vào chỗ trống các từ sau : trắng ngần, trắng tinh, trắng muốt, trắng phau ,trắng bệch, trắng xóa vào các câu sau:
bông hoa lay ơn .......
những trang vở.........
xế chiều, khu vườn...............như cánh cò bay về
tuyết rơi..................một màu
da..............,người ốm
hạt gạo.......................
Trong bài "Mùa hoa bưởi", nhà thơ Tô Hùng viết :
"...... Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố !
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau! ...."
a Xác định các câu thơ trên thuộc kiểu câu gì?
b Em có căm nhận như thế nào khi đọc các câu thơ đó?
Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
HOA ĐỎ
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.
Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.
Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường lại như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.
Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.
Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.
Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.
Theo Băng Sơn.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
1. Hoa nào nở vào mùa thu?
A. Hoa thược dược B. Hoa lựu
C. Hoa lộc vừng D. Hoa đào
2. Trong đoạn “Đỏ tía là … màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? Em hãy viết các từ chỉ màu đỏ theo thứ tự vào chỗ chấm:
…………………………………………………………………………………………………
3. Theo tác giả, Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. là vì:
A. Hoa đỗ quyên nở rộ, tạo thành tán phía trên che phủ màu xanh của lá, màu đỏ của hoa đỗ quyên nổi bật lên.
B. Cây hoa đỗ quyên có rất ít lá.
C. Màu hoa đỏ rực rỡ hơn màu xanh của lá.
D. Cây hoa đỗ quyên không có lá.
4. Tại sao nhà văn nói cây gạo, cây vông kéo dài mùa xuân?
A. Cả cây gạo và cây vông ra hoa vào mùa xuân.
B. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ, ngỡ như lúc đó đang là mùa xuân.
C. Cả cây gạo và cây vông ra hoa cuối mùa xuân.
D. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, hoa đỏ rực nổi bật như hoa đào.
5. Bài văn trên giới thiệu với người đọc về điều gì?
A. Những loài hoa nở vào mùa xuân. B. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta.
C. Vẻ đẹp của cây trái nước ta. D. Hoa là phần đẹp nhất của cây.
Bài 1: Cho câu văn: Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi,hoa lê bật bông trắng như tuyết thì xuân sang. Xét theo đặc điểm cấu tạo.câu văn trên là câu....
Bài 2:Câu nào sau đây không phải câu ghép. A Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ. b Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới. c bố đi xa về, cả nhà vui mừng. d bầu trời ĐẦY SAO NHƯNG LẶNG GIÓ.
Bài 3: Câu nào là câu ghép A Mùa đông,giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng B Xuân đến, trăm hoa đua nở C Khi làng quê đã khuất hẳn, tôi vẫn đắm nhìn theo
Câu 4:Câu nào là câu ghép A Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần,càng vàng dần càng nhẹ dần B Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. C Bầu trời cũng sáng xanh lên D Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh còn trời thì trong như nước
Câu 5Câu nào là câu ghép A Xuân về,cây cối đâm chồi nảy lộc B Mỗi lần nghe thấy tiếng chim hót tôi lại nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông C giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên con tàu lớn
Đọc thầm mùa thảo quả và trả lời câu hơi:
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
Giáo tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo qủa đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người Đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đóm lửa hồng, ngày qua ngày lại thấp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
Theo Ma Văn Kháng
Câu 1:(0,5 điểm ) Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
Tỏa hương thơm nồng.
Màu trái chín.
Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 2 :(0,5 điểm) Các từ hương, thơm được lặp lại cho ta thấy thảo quả như thế nào ?
Lặp lại từ hương, thơm để nhấn mạnh.
Lặp lại từ hương, thơm để sử dụng từ láy.
Lặp lại từ hương, thơm cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
Câu 3 :(0,5 điểm) Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
Qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm
thêm hai nhánh mới.
B- Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian
C- Tất cả các ý trên.
Câu 4: (0,5 điểm) Thảo quả ra hoa như thế nào ?
A- Hoa thảo quả nở trên các cành cây.
B- Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
C- Thảo quả không có hoa.
Câu 5: (0,5 điểm) Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ?
A- Dưới đáy rừng như chứa lửa, chứa nắng.
B- Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
C- Cả hai ý trên đều đúng
Câu 6 : (0,5 điểm) Câu văn : nào là quan hệ từ trong câu “Rừng say ngây và ấm nóng.” ?
A-
B- Và
C- Say
Câu 7 : (0,5 điểm) Cây thảo quả mọc ở đâu ?
A - Ở một vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Bắc.
B - Ở một vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Trung.
C - Ở một vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Nam.
Câu 8 : (0,5 điểm) Từ hiền hòa thuộc từ loại nào ?
A- Danh từ.
B- Tính từ
C- Động từ
Câu 9 : (1 điểm) Hãy tìm Trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau :
Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, má Bảy chở thương binh qua sông.
Trạng ngữ : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Chủ ngữ : ……………………………………………………………………………………...............................
Vị ngữ : ………………………………………………………………………………………………