Câu 1. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?
A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.
B. Xả nước uống để rửa tay.
C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.
D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp để tập thể dục.
Câu 2: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Em sẽ làm gì?
A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, còn nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
B. Không nói gì cả.
C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.
Câu 3: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta:
A. Làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.
B. Sống có ích.
C. Yêu đời hơn.
D. Tự tin trong công việc.
Câu 4: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?
A. Chơi game.
B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
C. Đi chơi với bạn bè.
D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.
Câu 5: Công dân nước CHXHCN Việt Nam là?
A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Tất cả những người là kiều bào người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
C. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
D. Tất cả những người Việt Nam dù sinh sống ở quốc tịch nào.
Câu 6: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?
A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
B. Luật hôn nhân và gia đình.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.
Có một nhóm học sinh của trường thường hay ra vòi nước sạch phía sau của dãy trước trường học (sau lưng lớp 9A4) để uống nước, lấy nước tiện thể rửa tay rửa mặt sau khi tập thể dục xong, đôi lúc còn quên tắt vòi nước.
a) Em có nhận xét gì về hành vi của nhóm học sinh trên?
b) Nếu em nhìn thấy hành vi đó em sẽ làm gì?
c) Em hãy nêu những biểu hiện tiết kiệm và chưa tiết kiệm (nếu có) của bản thân. Đưa ra biện pháp khắc phục nếu chưa tiết kiệm.
Câu 25: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Bạn Q lên kế hoạch học tập không khoa học.
B. Chị T lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân.
C. Anh M chi tiêu vô tổ chức không có kế hoạch.
D. Chị N sử dụng nguồn nước sạch lãng phí.
Câu 26: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?
A. Học, học nữa, học mãi. B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Tích tiểu thành đại. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 27: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về tiết kiệm?
A. Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí. B. Thua keo này bày keo khác.
C. Ăn phải dành, có phải kiệm. D. Tích tiểu thành đại.
Câu 28: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?
A. Năng nhặt, chặt bị. B. Cơm thừa, gạo thiếu.
C. Vung tay quá trớn D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
Câu 29: Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt. Để thoát ra khỏi đám cháy đó, em cần làm gì?
A. Đứng trong đó chờ người đến cứu.
B. Dùng khăn ướt bịt miệng và tìm cách đi ra ngoài
C. Tìm cửa số có ô thoát hiểm để nhảy xuống.
D. Đứng trong đó gọi điện thoại cho người thân
Trong giờ học tiết kiệm, cô giáo hướng dẫn các bạn học sinh cần phải tiết kiệm nguồn nước, một bạn đã cho rằng không cần tiết kiệm nước vì nước biển rất nhiều, ¾ trái đất là nước biển. Vậy ý kiến trên là đúng hay sai?
A.Đúng, ¾ trái đất là nước biển nên chúng ta không cần phải tiết kiệm nước
B.Sai, trong 75% nước biển chỉ có 1% nước ngọt, để lọc xử lý nước từ nước mặn sang nước ngọt rất tốn kém chi phí nên chúng ta cần phải tiết kiệm nước trong sinh hoạt
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6:
1. Phong trào 'Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng' đã lan tỏa từ gia đình đến cộng đồng. Nhờ những hành động tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng của mỗi người đã đóng góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm 1 phần lớn chi phí cho gia đình và quốc gia.
- Em hãy nêu ý nghĩa của tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.
2. Gia đình Lan sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật Lan, nhóm bạn thân trong lớp đã gợi ý Lan tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho 'sang trọng'
- Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
3. Tuyết luôn nhận mình là người sống tiết kiệm,, thích mua hàng giá rẻ nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bạn thường không chia sẻ đồ dùng củ mình với các bạn vì cho rằng mình phải tiết kiệm.
- Em có đồng tình với cách tiết kiệm của Tuyết không? Vì sao?
Câu 14: Trong những câu sau, câu nào nói không đúng về ý nghĩa của tiết kiệm ?
A. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
B.Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân.
C. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
D. Tiết kiệm là một trong việc làm không cần thiết của con người.
30.Để rèn luyện được đức tính tiết kiệm, học sinh cần tránh điều gì?
Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.
Sắp xếp việc làm khoa học, tránh lãng phí thời gian.
Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.
Trân trọng sức lao động của người khác.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 3-5dòng) nói về việc em đã và sẽ làm để tiết kiệm điện, tiết kiệm nước
Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức:
A. Của cải vật chất.
B. Thời gian.
C. Sức lực
D. Tất cả đáp án trên