Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ẩn danh

Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á – khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Cùng với nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc,…. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng. Vì vậy trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

(SGK Lịch sử 11, bộ kết nối tri thức, trang 44).

a. Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là “cửa ngõ” tiến vào bán đảo Trung Ấn từ phía đông.

b. Với vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam thường xuyên bị các nước phương tây xâm lược.

c. Do vị trí địa lý quan trọng, Việt Nam phải trãi qua hàng ngàn năm chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.

d. Việt Nam có vị trí đặc biệt vì vị trí của Việt Nam liên quan đến Trung quốc, Biển Đông và Đông Nam Á.

Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“ Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng đóng cọc, nước triều rút, cọc nhô lên Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sử thuyền mà nước triều rút rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư,

Tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1998, trang 203)

a. Kháng chiến chống quân Nam hán nhanh chóng thắng lợi vì Ngô quyền đã đề ra cách đánh giặc độc đáo.

b. Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập cho dân tộc.

c. Ngô Quyền được đánh giá là “vị tổ trung hưng”, “vua của các vua”.

d. Trận thắng lợi của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng (938) là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống.

Câu 10: Đọc các đoạn tư liệu sau:

   Tư liệu 1: Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”

             (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 156, 157)

    Tư liệu 2: Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”.

              (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, tr. 51)

a. Đoạn tư liệu 2 nhắc đến nhân vật Trưng Trắc

b. Triệu Thị Trinh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống triều đại nhà Ngô (Trung Quốc)

c. Các cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong 2 đoạn tư liệu trên đều chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, trong thời kì nghìn năm Bắc thuộc

d. Quy mô cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất rộng lớn, gồm các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại

Câu 11: Đọc đoạn tư liệu sau:

“ Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù trong và ngoài nước (…). Phong trào đã lật đổ nền thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, kết thúc tình trạng phân chia đất nước kéo dài trên hai thế kỉ, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, đặt cơ sở cho công cuộc khôi phục quốc gia thống nhất sau này”.

(Phan Huy Lê, Tìm hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 961, tr.37)

a. Đoạn trích phản ánh đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII

b. Khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam

c. Một trong những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn là lật đổ các tập đoàn phong kiến phản động, thống nhất hoàn toàn quốc gia

d. Khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược đến từ phương Tây, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc

Phần ba: Tự luận

Câu 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?

Câu 2: Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945? Trính bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi đó?

Câu 3: Phân tích nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (thế kỉ X - XIX). Em hãy cho biết trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và giữ gìn nền độc lập của dân tộc Việt Nam?

Câu 4: Nêu vai trò . ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

Câu 5: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc?

Câu 6: Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 7: Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Câu 8: Những bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ Quốc hiện nay?

 

Giúp mình với mình cảm ơn!

Hùng
29 tháng 12 2024 lúc 8:50

Câu 8: d. Việt Nam có vị trí đặc biệt vì vị trí của Việt Nam liên quan đến Trung Quốc, Biển Đông và Đông Nam Á.

Câu 9: b. Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập cho dân tộc.

Câu 10: c. Các cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong 2 đoạn tư liệu trên đều chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, trong thời kì nghìn năm Bắc thuộc.

Câu 11: c. Một trong những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn là lật đổ các tập đoàn phong kiến phản động, thống nhất hoàn toàn quốc gia.

Phần ba: Tự luận

Câu 1: Các giai đoạn đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á:

+Chống xâm lược và giành độc lập (19th - đầu 20th century).Đấu tranh cho độc lập (20th century).Giành độc lập (1945-1970s).

Câu 2: Một số cuộc kháng chiến tiêu biểu:

+Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) - chiến thắng Bạch Đằng.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) - chống nhà Hán.Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - chống quân Minh.

Câu 3: Nguyên nhân chủ quan:

+Đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước.Lãnh đạo tài ba. Trách nhiệm bản thân: học tập, giữ gìn văn hóa, bảo vệ an ninh quốc gia.

Câu 4: Vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc:

+Giữ vững độc lập, chủ quyền.Khẳng định sức mạnh dân tộc.

Câu 5: Ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa Bắc thuộc:

+Khẳng định độc lập tự chủ, yêu nước.

Câu 6: Khởi nghĩa Lam Sơn:

+Hoàn cảnh: Đất nước bị đô hộ, khởi nghĩa chống quân Minh.Diễn biến: Lê Lợi lãnh đạo chiến thắng.Ý nghĩa: Khôi phục độc lập.

Câu 7: Phong trào Tây Sơn:

Hoàn cảnh: Đất nước phân tranh.

+Diễn biến: Lật đổ phong kiến phản động, chiến thắng quân xâm lược.Ý nghĩa: Thống nhất đất nước.

Câu 8: Bài học lịch sử:

+Yêu nước, đoàn kết, tự lực, tự cường.Bảo vệ độc lập, phát triển quốc gia.

Hy vọng giúp bạn!


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Fjf
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Đinh Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Hà Thu Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết