Câu 1:
a. Có ý kiến cho rằng: “Truyện Thạch Sanh kết thúc có hậu”. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? Tìm chi tiết trong truyện để chứng minh.
b. Cách kết thúc như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Câu 2:
a. Trong truyện Thầy bói xem voi, năm thầy bói xem voi có gì khác thường? Cách xem đó có thể dẫn tới những sai lầm gì?
b. Từ truyện Thầy bói xem voi, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích trong các truyện dân gian đã học.
Câu 4: Từ học là từ đơn hay từ phức? Vì sao?
Câu 5: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mắt trong các câu sau:
a. Thương ai con mắt lá răm
Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười
(Ca dao)
b. Mắt na hé mở nhìn trời trong veo.
(Trần Đăng Khoa).
Câu 6: Xác định lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
a. Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
b. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
c. Ngôi nhà kia được xây rất kiên cường.
Câu 7: Lập dàn bài cho đề văn: Kể về một người bạn mà em yêu mến
Câu 1 :
a, có.vì thạch sanh được giải oan,và cưới được công chúa còn lý thông thì bị trừng trị biến thành thạch sùng.
b,
Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.Câu 2
a, Trong truyện Thầy bói xem voi, năm thầy bói xem voi bằng một cách vô cùng khác thường. Đó là mỗi người sờ vào một bộ phận của con voi rồi suy đoán hình dạng của cả 1 con voi qua hình dạng và đặc điểm của chính bộ phận đó.
Cách xem đó dẫn tới sai lầm là đánh giá sai hình dạng tổng quát của con voi. Vì mỗi thầy chỉ sờ 1 bộ phận của voi mà kết luận đó là hình dạng của cả con voi. Thay vào đó, các thầy có thể tổng hợp từng bộ phận mà mình cảm nhận được để kết luận được hình dáng chung của con voi.
b, Bài học mà em rút ra cho bản thân đó chính là: nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống 1 cách toàn diện và khách quan. Không nên kết luận vội vã về 1 vấn đề nào đó.
Câu 3
*Tham khảo nha !
Trong câc truyện dân gian em đã học, có một nhân vật mà em cảm thấy ấn tượng nhất đó là "Gióng". Một cậu bé rất khác người, cũng vì thế mà nhan đề văn bản mới đặt là "Thánh Gióng". Từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên thì cậu đã rất đặc biệt rồi và mãi đến lúc cậu ra đánh giặc nữa. Một cậu bé dũng cảm và thông minh. Dũng cảm vì đã hi sinh, đồng ý ra đánh giặc để bảo vệ bình yên cho quê hương, dẹp tan đám quân xâm lược. Thông minh vì cậu đã biết nhổ những cụm tre bên đường thay cho vũ khí của cậu để tiếp tục tham gia cuộc chiến. Và động này cũng thể hiện một điều: thiên nhiên quê hương cũng đang góp phần chống giặc cùng vớ "Gióng".
Câu 5 :
a,nghĩa gốc là con mắt bộ phận cơ thể người
b,nghĩa chuyển là một phần của quả na nằm bên ngoài thuộc phần vỏ
Câu 6
Xác định lỗi sai trong các câu sau rồi sửa lại cho đúng :
a. Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
→ Xác định lỗi sai : Lỗi lặp từ.
→ Sửa lại : Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.
b. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ râu quen thuộc
→ Xác định lỗi sai : Lẫn lộn các từ gần âm.
→ Sửa lại : Ông họa sĩ già mấp máy bộ râu quen thuộc.
c. Ngôi nhà kia được xây rất kiên cường.
→ Xác định lỗi sai : Dùng từ không đúng nghĩa.
→ Sửa lại : Ngôi nhà kia được xây rất kiên cố.
Từ dùng sai : In đậm.
Câu 7
Bài tham khảo
Mở bài: Giới thiệu về người định tả (Có thể thêm vầng thơ, bài thơ vào rồi giới thiệu về người đó...)
Thân bài: Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....)
+ Miêu tả chung về người bạn đó (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)
+ Tính tình, biểu cảm của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi...)
+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó....)
* Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận…
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạn (Em quý bạn thế nào? Em mong bạn và em sẽ mãi mãi là bạn của sao? Em mong tình bạn này sẽ mãi mãi bền vững (Có thể đưa vài câu trâm ngôn vào để bài văn hay hơn "Tình bạn là mãi mãi, giữ lấy tình bạn, bạn sẽ sống tốt hơn, sống vui hơn. Đừng để một thứ gì chia cắt tình bạn này vì nó vô giá, sẽ chẳng có thứ gì đền đáp được tình bạn này, một khi nó đã tan biến thì sẽ chẳng thể quay về được...")