Câu hỏi:
1. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn
2. Ai là người khơi chuyện? Các nhân vật khác có đồng tình không? Lí do họ đưa ra là gì? Hậu quả mà họ nhận được?
3. Họ có nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa như thế nào?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:– Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không?
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
– Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào cùng nói:
– Bác tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
Bác Tai gật đầu lia lịa:
– Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ không chào hỏi gì cả. Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:
– Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:
– Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã. Làm gì mà nóng nảy thế?
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:
– Không, không phải bàn bạc gì nữa. Từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Nói rồi cả bọn kéo nhau về.
Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.
Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
– Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt tất cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Bài 1:Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học ở lớp 7 theo các yêu cầu sau: số thự tự, tên tác phẩm-đoạn trích, các nhân vật, chỉ đề, ngôi kể, nghệ thuật
Bài 2: Cho đề bài sau: Kể về một tình bạn đẹp
a, Viết đoạn văn dùng lời kể ngôi thứ nhats để kể lại câu chuyện (khoảng 7 câu)
b, Viết đoạn văn dùng lời kể ngôi thứ ba để kể lại câu chuyện (khoảng 7 câu)
Các bạn giúp mình nhanh nhé. Mình cần gấp. Bạn nào làm xog nhanh nhất mình tick
Chọn 1 trong các đề sau:
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe 1 chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em đã gặp ở trường.
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ 3 hoặc ngôi thứ nhất).
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).
Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em.
Nếu để xây dựng 1 câu chuyện mà 2 con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ là nhân vật chính thì em dự định các ý trong câu chuyện như thế nào?
a) Hãy xây dựng bố cục
b) Viết thành văn bản
1.
Hãy tóm tắt truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn bằng 1 đv ngắn từ 5-7 dòng
Truyện ngắn này được kể theo ngôi kể nào?Trong truyện này việc lựa chọn ngôi kể có thích hợp với việc miêu tả, tự sự, nhận xét và bình luận hay không??
2.
a) Nhân vật chính trong truyện sống chết mặc bay là ai??Nhân vật ấy có tên không??Điều đó nói lên hiện tượng gì??
b)Nhân vật quan phụ mẫu được khắc họa ở những phương diện nào??Hãy ghi lại các chi tiết ấy và nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật này.
c)Hãy chọn và phân tích một ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa bóc trần bản chất của viên quan phụ mẫu
GÚP MK VS MK ĐAG CẦN GẤP <3
Cách nhận biết các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật, tính cách nhân vật trong văn bản tự sự?
Giải cứu mỹ nam nèooo<3
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em gặp ở trường.
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi lại trong một bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất)
Bài 2 không miêu tả chi tiết mà chỉ liệt kê một số địa danh cụ thể. Các địa Các danh đó có tác dụng gì? Đại từ phiếm chỉ ai trong câu liên kết có ý nghĩa như thế nào?
Bài 1: Trong VB Ý nghĩa văn chương có đoạn:
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một
con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.(1)Thi sĩ thương hại
quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con
chim sắp chết.(2) Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn
gốc của thi ca.(3)
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không
phải không có ý nghĩa.(1) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng
thương người rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.(2)
a. Tác giả của VB trên là ai? Nêu xuất xứ của văn bản?
b. Đoạn trích trên đã nêu một trong những luận điểm của VB ? Chỉ
rõ câu văn chứa luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng?
c. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan
niệm của tác giả có đúng hay không? Em có nhận xét gì về cách
dẫn vào nhận định này của tác giả trong văn bản?
d. Cùng với luận điểm vừa xác định ở câu b, lập sơ đồ hệ thống hóa
các luận điểm trong toàn VB Ý nghĩa văn chương? ( Coi nhan đề
Ý nghĩa văn chương là luận đề lớn để triển khai các luận điểm)