câu 1
thổi 8,96 lít CO (dktc) qua 16 g một oxit sắt nung nóng.Dẫn toàn bộ khí sau phan rứng qua dung dịch Ca(OH)2 dư , tạo ra 30g kết tủa trắng (CaCO3), các phản ứng xảy ra hoàn toàn
1. tính khối lượng Fe thu dc
2. xác định công thức oxit sắt
câu 2
1. hòa tan 19,21g hỗn hợp Al,Mg,Al2O3,MgO trong dung dịch HCL , thấy thoát ra 0,896 lít H2(dktc) , sinh ra 0,18g H2O và còn lại 4,6g chất rắn ko tan . cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu dc m gam muối khan . tính m (biết oxit bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước ).
2. nhiệt phân 8,8g C3H8 thu dc hốn hợp khí X gầm CH4 , C2H4, C3H6, H2, C3H8 dư . các phản ứng như sau.
C3H8 ->CH4+ C2H4
C3H8 ->C3H6+ H2
tính khối lượng CO2 , khối lượng H2O thu dc khi đốt cháy hoàn toàn X.
câu 3
1. hòa tan hoàn toàn 17,8 gam hỗn hợp gồm mất kim loại R (hóa trị 1 ) và oxit của nó vào H2O , thu dc 0,6 mol ROH và 1,12 lít H2 ( ở dktc)
a) Xác định R
b) giả sử bài toán ko cho thể tích H2 thoát ra . hãy xác định R
2. đưa hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 vào tháp tổng hợp NH3 sau phản ứng thấy thể tích khí đi ra giảm 1/10 so với ban đầu . tính hiệu suất phản ứng ( biết các khí đo ở cừng điều kiện )
câu 4
Y là hợp chất chứa 3 nguyên tố C ,H , O. trộn 1,344 lít CH4 với 2,688 lít khí Y thu dc 4,56g hỗn hợp khí Z . đốt cháy hoàn toàn Z thu dc 4,032 lít CO2 (các khí đo ở dktc)
1.tính khối lượng mol của Y
2.xác định công thức phân tử Y
Câu 1:
1) \(n_{CaCO_3}=\dfrac{30}{100}=0,3\left(mol\right)\)
=> \(n_{CO_2}=0,3\left(mol\right)\)
=> nO = 0,3 (mol)
=> mFe = 16 - 0,3.16 = 11,2 (g)
2) \(n_{Fe}=\dfrac{11,2}{56}=0,2\left(mol\right)\)
Xét nFe : nO = 0,2 : 0,3 = 2 : 3
=> CTHH: Fe2O3
n CaCO3=\(\dfrac{30}{100}\)=0,3 mol
bảo toàn nt:
CO+O->CO2
->nO=nCaCO3=0,3 mol
mFe =16-0,3.16=11,2g
->n Fe=\(\dfrac{11,2}{56}\)=0,2 mol
->\(\dfrac{nFe}{nO}=\dfrac{0,2}{0,3}=\dfrac{2}{3}\)
Công thức Sắt là Fe2O3
Câu 2:
1) \(n_{H_2}=\dfrac{0,896}{22,4}=0,04\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{0,18}{18}=0,01\left(mol\right)\)
=> nHCl = 0,1 (mol)
mchất rắn pư = 19,21 - 4,6 = 14,61 (g)
BTKL: mchất rắn pư + mHCl = mmuối + mH2 + mH2O
=> mmuối = 14,61 + 0,1.36,5 - 0,04.2 - 0,01.18 = 18 (g)
2)
\(n_{C_3H_8}=\dfrac{8,8}{44}=0,2\left(mol\right)\)
Bảo toàn C: nCO2 = 0,6 (mol) => mCO2 = 0,6.44 = 26,4 (g)
Bảo toàn H: nH2O = 0,8 (mol) => mH2O = 0,8.18 = 14,4 (g)
Câu 3:
1)
a) Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_R=a\left(mol\right)\\n_{R_2O}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> a.MR + b(2.MR + 16) = 17,8 (1)
\(n_{H_2}=\dfrac{1,12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)
PTHH: 2R + 2H2O --> 2ROH + H2
0,1<---------------------0,05
=> a = 0,1
Bảo toàn R: a + 2b = 0,6 => b = 0,25
(1) => MR = 23 (g/mol)
=> R là Na
b)
Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_R=a\left(mol\right)\\n_{R_2O}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> a.MR + b(2.MR + 16) = 17,8 (1)
Bảo toàn R: a + 2b = 0,6 => a = 0,6 - 2b
(1) => 3.MR + 80b = 89
Có b > 0 => 3.MR < 89 => MR < 29,67
Có a > 0 => 2b < 0,6 => b < 0,3 => MR > 21,67
=> 21,67 < MR < 29,67
Mà R hóa trị I
=> R là Na
2) Giả sử hỗn hợp khí gồm 1 mol N2, 3 mol H2
=> \(n_{hh\left(bđ\right)}=1+3=4\left(mol\right)\)
=> ngiảm = \(\dfrac{1}{10}.4=0,4\left(mol\right)\)
PTHH: N2 + 3H2 --to,xt--> 2NH3
Xét tỉ lệ \(\dfrac{1}{1}=\dfrac{3}{3}\) => Hiệu suất tính theo N2 hoặc H2
PTHH: N2 + 3H2 --to,xt--> 2NH3
Trc pư: 1 3 0
Pư: x---->3x----------->2x
Sau pư: (1-x) (3-3x) 2x
=> \(n_{hh\left(saupư\right)}=\left(1-x\right)+\left(3-3x\right)+2x=4-2x\left(mol\right)\)
=> 4 - 2x = 4 - 0,4
=> x = 0,2 (mol)
=> \(H\%=\dfrac{0,2}{1}.100\%=20\%\)
Câu 4:
a) CTPT của Y là CxHyOz (x, y, z nguyên dương)
\(n_{CH_4}=\dfrac{1,344}{22,4}=0,06\left(mol\right)\)
=> mY = 4,56 - 0,06.16 = 3,6 (g)
\(n_Y=\dfrac{2,688}{22,4}=0,12\left(mol\right)\)
=> \(M_Y=\dfrac{3,6}{0,12}=30\left(g/mol\right)\)
b) \(n_{CO_2}=\dfrac{4,032}{22,4}=0,18\left(mol\right)\)
Bảo toàn C: \(0,12x+0,06.1=0,18\)
=> x = 1
=> CTPT: CHyOz
MY = 12 + y + 16z = 30 (g/mol)
=> y + 16z = 18
=> y = 2; z = 1
=> CTPT: CH2O